1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đang thu hẹp

(Dân trí) - Số tàu chiến trong Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ít hơn những thập niên 1990, ngay cả khi Trung Quốc đang tăng cường các hoạt động khiêu khích ở Biển Đông. Tuy nhiên bù lại, các tàu chiến được trang bị công nghệ tiên tiến hơn và đồn trú lâu dài hơn.

(Ảnh: AP)
(Ảnh: AP)

Những thông tin trên được đưa ra giữa lúc dư luận đang đặt ra câu hỏi liệu Mỹ có đủ các tàu chiến để đối phó những thách thức từ hải quân Trung Quốc đang trỗi dậy nhanh chóng. Trung Quốc tuần trước xác nhận đang đóng tàu sân bay thứ 2 bằng công nghệ nội địa. Trung Quốc cũng tăng cường biên chế cho các hạm đội ở Biển Đông.

Trong khi đó, hạm đội của Mỹ tại khu vực này, cụ thể là Hạm đội Thái Bình Dương đang giảm dần số tàu chiến. Hiện Hạm đội Thái Binh Dương có 182 tàu chiến các loại gồm cả tàu sân bay, tàu hỗ trợ, tàu hậu cần, Clay Doss, phát ngôn viên của hạm đội cho biết. Con số này giảm so với 192 tàu  cách đây gần 20 năm. Tổng số tàu chiến của Hải quân Mỹ là 272 tàu, giảm gần 20% so với năm 1998.

Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc hiện có hơn 300 tàu các loại gồm tàu trên mặt nước, tàu ngầm, tàu tấn công, tàu tuần tra, theo báo cáo Chiến lược an ninh hàng hải châu Á - Thái Bình Dương công bố hồi tháng 8//2015 của Lầu Năm Góc. Lực lượng tuần duyên và thự thi luật hàng hải của Trung Quốc có tới 200 tàu, nhiều hơn hạm đội của các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và Hoa Đông cộng lại.

Tuy nhiên, giới chức Mỹ cho biết, bù lại, các tàu chiến của Hải quân Mỹ được trang bị công nghệ tiên tiến hơn và đồn trú lâu dài hơn. Cụ thể, hiện thời gian triển khai đối với các tàu chiến của Mỹ ở khu vực trung bình từ 7-9 tháng.

Ngược lại, các tàu chiến của Trung Quốc bị đánh giá là vẫn khá thô sơ, ví dụ như tàu sân bay hiện tại của Bắc Kinh. Song, Narushige Michishita, một học giả Nhật tại viện nghiên cứu Woodrow Wilson ở Washington cho rằng, không phải ai cũng nhận ra bản chất này do đó các tàu thô sơ vẫn tạo ra những hiệu ứng tâm lý tương đương các tàu tân tiến. Hơn nữa, ông Michishita cho rằng, trong khi hải quân Trung Quốc chỉ tập trung ở khu vực thì lực lượng của Mỹ rải rác toàn thế giới. "Do đó, ngay cả khi Mỹ đầu tư nhiều hơn Trung Quốc cũng không có nghĩa là cán cân trong khu vực không thay đổi. Cán cân lực lượng ở châu Á đang thay đổi rất nhanh”, ông Michishita nói.

Về phần mình, Đô Đốc Scott Swift nhận định: “Căn cứ trên những lo lắng của các quốc gia trong vùng và đối diện với các thách thức hiện nay, tôi có thể nói tôi hoàn toàn yên tâm với nguồn số lượng và khả năng của hạm đội Mỹ trong vùng”. Ông nói, thậm chí nếu toàn bộ hạm đội tập trung ở Biển Đông, thì một số nước trong khu vực vẫn thắc mắc liệu Mỹ có tăng cường thêm lực lượng hay không.

Peter Jennings, một chuyên gia thuộc Viện chính sách chiến lược Úc cho rằng, vấn đề trong thời bình là liệu Mỹ có đủ các tàu để trấn an đối tác và đồng minh, đồng thời chứng tỏ năng lực khi cần.

Minh Phương

Theo AP

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm