Hai phụ nữ, một mối thù truyền kiếp
(Dân trí) - Trong suốt 15 năm, đất nước Bangladesh được lãnh đạo bởi 2 người phụ nữ, Begum Khaleda Zia và Sheikh Hasina Wazed. Tuy nhiên, giữa họ lại xuất hiện một mối thù truyền kiếp cho tới nay vẫn chưa được khai thông.
Bà Begum Khaleda Zia được bầu làm Thủ tướng Bangladesh vào năm 1991, sau đó là Sheikh Hasina Wazed 1996 và Zia tái đắc cử vào năm 2001. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là ai sẽ trúng cử Thủ tướng nước này trong cuộc bầu cử tháng 1/2007?
Căn nguyên của sự thù địch xuất phát từ những vụ ám sát 2 quan chức Bangladesh xảy ra hơn 20 năm về trước. Sự nghi ngờ đảng này giết lãnh tụ của đảng kia đã dẫn tới mối thù hằn kéo dài suốt nhiều năm qua.
Ông thân sinh ra Hasina là Sheikh Mujibur Rahman, thủ tướng đầu tiên sau khi Bangladesh giành được độc lập đồng thời là lãnh đạo đảng Dân tộc Bangladesh (BNP), bị ám sát cùng hầu hết các thành viên gia đình trong một cuộc đảo chính vào năm 1975. Lúc đó, Hasina không có mặt tại đất nước.
Sau đó, Tướng Ziaur Rahman, chồng của bà Zia và là thủ lĩnh của đảng Awami League, đảm nhận cương vị Thủ tướng thay thế Sheikh Mujibur Rahman. Tuy nhiên, lịch sử đã lặp lại khi chính Ziaur Rahman lại bị ám sát vào năm 1981.
Năm 2004, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã nỗ lực giúp 2 địch thủ Zia và Hasina bắt tay hòa giải. Tuy nhiên, sự kiện này cũng không thể thuyết phục 2 bên từ bỏ đối đầu và xích lại gần nhau.
Một đất nước Bangladesh nghèo đói, bạo lực
Rất nhiều người Bangladesh cho rằng sự đối đầu giữa 2 người phụ nữ quyền lực là nguyên nhân dẫn dới tình trạng nghèo đói và tham nhũng đang ngày càng gia tăng tại Bangladesh.
Bangladesh hiện nay là một trong những quốc gia tham nhũng nặng nề nhất thế giới, làm dấy lên những lo ngại về sự mất ổn định tại một đất nước Hồi giáo.
Abul Islam, một chủ cửa hàng tại Bangladesh nói: “Chúng tôi đã trải qua những trận lũ lụt, gió xoáy kinh hoàng và rất nhiều người chết. Nhưng cả Zia và Hasina mới là những thảm họa khủng khiếp nhất thế giới”.
Nhiệm kỳ của bà Zia vừa kết thúc và cuộc đua giữa đảng Dân tộc Bangladesh (BNP) của bà Zia và đảng Awami League do bà Hasina lãnh đạo đang trở nên quyết liệt và dính đầy máu. 34 người đã thiệt mạng trong các cuộc va chạm trên đường phố từ tháng 10/2006.
Một vấn đề cũ rích, lặp đi lặp lại là: Khi một đảng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử thì đối thủ còn lại sẽ dùng 5 năm tiếp theo để biến đất nước Bangladesh trở nên bất ổn và không thể kiểm soát được thông qua các cuộc biểu tình và phản đối.
Bangladesh chỉ có diện tích bằng với bang New York của Mỹ nhưng số dân gấp 4 lần – 147 triệu người trong lần công bố số liệu gần đây nhất và cực kỳ nghèo đói. Các cuộc biểu tình lặp đi lặp lại đã biến quốc gia này thành một chuỗi các nhà máy đóng cửa. Áo khoác nhãn hiệu J. Crew và áo sơ mi Banana Republic sản xuất chỉ cần số lượng mà không quan tâm tới chất lượng. Hai hãng này hiện chiếm hơn 75% tiền tệ của đất nước.
Quyền lực và phong cách sống
Zia và Hasina, đều thuộc những dòng họ phong kiến giàu có tại Bangladesh, trở thành lãnh đạo đảng của mỗi bên sau những vụ ám sát thủ lĩnh. Một số người cho rằng họ là bằng chứng của cuộc cách mạng tự do dành cho phụ nữ, tuy nhiên, Zia và Hasina đều mang nặng tín ngưỡng cai trị.
Mặc dù nghi ngờ đảng này là chủ mưu ám sát lãnh tụ đảng kia nhưng cả hai đã đặt mối thù sang một bên để chống lại chế độ độc tài kéo dài hàng thế kỷ do Hussein Muhammed Ershad cầm đầu. Khi nền dân chủ được lập lại vào năm 1991, Zia dẫn dắt đảng Dân tộc Bangladesh (BNP) chồng bà giành chiến thắng và được bầu làm thủ tướng.
Nazim Kamran Chowdhury, nhà cựu lập pháp của đảng Dân tộc Bangladesh (BNP) nói: “Lý do chúng tôi chọn bà Zia bởi bà là “một biểu tượng có thể hợp nhất những người nông dân trong đảng. Chúng tôi nghĩ bà ấy tin vào lý tưởng mà chúng tôi đề ra. Nhưng thời điểm bà ấy trở thành thủ tướng, Zia tỏ ra thích quyền lực. Chẳng có sự thảo luận hay sáng kiến chính sách nào cả”.
Nazim Kamran Chowdhury và một số người khác cho biết Zia đã có một cuộc sống ẩn đật cho tới khi chồng bà bị ám sát. “Zia chẳng đi tới đâu, không tới chợ, chưa bao giờ tới ngân hàng để mở tài khoản. Bà ấy không biết gì về một cuộc sống bình thường”, Nazim nói.
Hasina, kết hôn với tiến sĩ khoa học hạt nhân Wajed Miah từ năm 1968, từng đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động chính trị của sinh viên tại đại học Dhaka nhưng cũng luôn tách biệt với cuộc sống của những người nghèo khổ. Trong nhiều năm, không ai nhìn thấy 2 người phụ nữ nói chuyện, thậm trí là câu chào xã giao như “Xin chào”, “Bạn có khỏe không?”, “Tạm biệt”…
Vậy tại sao lại không bầu một người khác làm thủ tướng?
Các nhà phân tích đổ lỗi cho chủ nghĩa bảo thủ xã hội và thủ đoạn chính trị đã cản trở việc lựa chọn một Thủ tướng Bangladesh mới. Với tầng lớp trung lưu và thượng lưu, hầu hết mọi người đều gắn với một đảng này hay một đảng kia và những người còn lại sợ mạo hiểm với một cái gì mới.
Một thương gia trung lưu nói: “Tôi nhập khẩu điện tử và sở hữu nguồn tài sản lớn. Tôi không thể chuốc lấy rủi ro ngốc nghếch. Nếu không ủng hộ, họ có thể sẽ chấm dứt việc kinh doanh của tôi ngay lập tức”.
VTH
Theo CNN