1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Hai nước cờ Nga buộc Mỹ phạm sai lầm

Mỹ vốn thực dụng, nhưng xem ra tại Syria Mỹ đã cố tránh sa lầy quân sự thì lại dính vào “vũng lầy chính trị” cực kỳ nguy hiểm.

Nhiều người cho rằng Nga ngây thơ, khờ dại cứ tin Mỹ hết lần này đến lần khác đàm phán thỏa thuận ngừng bắn. Cứ mỗi lần Nga và Syria đang tấn công mạnh mẽ, phiến quân rơi vào tình thế khồn đốn, lập tức Mỹ đề xuất đàm phán là Nga chấp nhận.

Hành động của Nga khiến quân đội của họ bị kiềm chế, quân đội Iran, Syria, Hezbohla bức xúc và giới quân sự cũng ngạc nhiên. Tuy nhiên, đến lúc này mới thấy Nga khôn ngoan hơn ta tưởng hay nói cách khác đây là những nước cờ có bài bản đã được vạch ra mà người xem không thể hiểu.

Rõ ràng, một thỏa thuận ngừng bắn có nguy cơ bị phá sản, có xấu mấy đi nữa vẫn hơn một cuộc chiến tranh. Vả lại Nga chưa đủ sức và thời gian để giải quyết ngay tình hình Syria khi chưa đủ độ chín mùi về quân sự và ngoại giao (chính trị).

Nga phải đi từng bước, từng nước chắc, dồn đối thủ vào thế phạm sai lầm để khai thác triệt để.

Về ngoại giao

Thời gian đầu, ngay trong đòn tấn công phủ đầu ngày 30/9/2015, lúc đó mục tiêu của Nga chưa phải là IS. Hệ thống truyền thông khổng lồ của Mỹ và phương Tây cứ la lối tố cáo Nga là không tấn công vào khủng bố mà chỉ tấn công vào lực lượng “ôn hòa” để bảo vệ Assad.

Vậy đâu là lực lượng “ôn hòa”, đâu là lực lượng khủng bố cực đoan như al-Nusra Font (ngoài IS ra)? Chỉ một câu hỏi nhưng giới truyền thông phương Tây im lặng, còn Mỹ thì buộc phải hứa với Nga làm rõ trong các thỏa thuận ngừng bắn nhưng Nga thừa biết Mỹ không thể thực hiện.

Nga cứ nhằm vào chỗ nhạy cảm của Mỹ là tách cái gọi là lực lượng “ôn hòa” ra khỏi al-Nusra là điều mà Mỹ không thể và không bao giờ có khả năng đó. Mỹ có thể không bao giờ hợp tác quân sự với Nga để tấn công al-Nusra và IS, nhưng rõ ràng khi Mỹ từ chối làm việc đó thì chứng tỏ Mỹ bao che cho tất cả các lực lượng nổi dậy ở Syria là khó chối cãi.

Đây chính là sai lầm chính trị thứ nhất mà Mỹ mắc phải khi không chia tách lực lượng khủng bố và “ôn hòa”.

Về quân sự

Thời gian trong các thỏa thuận ngừng bắn mà Nga Mỹ đặt bút ký, Nga thừa hiểu chỉ là thời gian “câu giờ” để Mỹ hà hơi, tiếp sức cho lực lượng phiến quân. Đặc biệt sau thỏa thuận ký ngày 9/9, Nga đã xác định, Mỹ đã mất khả năng thực hiện thỏa thuận để tìm giải pháp hòa bình cho Syria, Mỹ muốn dùng sức mạnh quân sự bằng các lực lượng phiến quân để lật đổ chính quyền Assad.

Vì vậy, Nga và liên quân hạ quyết tâm mở chiến dịch giải phóng Aleppo, trận quyết chiến chiến lược quyết định vào thành lũy cuối cùng của quân khủng bố. Chiến dịch được mở ra với quy mô, mức độ ác liệt lớn nhất trong 6 năm chiến tranh Syria.

VKS Nga kiên quyết sử dụng hỏa lực mạnh để dứt điểm Aleppo
VKS Nga kiên quyết sử dụng hỏa lực mạnh để dứt điểm Aleppo

Nga đã thay đổi chiến thuật không kích của VKS lâu nay, thực hiện phương án mà phương Tây dùng từ “collateral damage” tức thiệt hại song hành, nhưng đồng thời, mở nhiều hành lang an toàn, bao gồm hành lang cho quân lính tự nguyện đầu hàng hay rút khỏi, đặc biệt là hành lang cho dân rời khỏi khu vực chiến sự.

Bộ chỉ huy chiến dịch Nga-Syria đã tính toán tăng cường độ không kích nhằm đạt mục tiêu kép: Đó là, đẩy dân thường (khi không chịu được thiếu thốn) và phiến quân rút khỏi Aleppo về biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó dùng hỏa lực mạnh quyết dứt điểm Aleppo…

Trước hành động quyết liệt của Nga và trước nguy cơ lực lượng al-Nusra tại Aleppo bị tiêu diệt, khiến Mỹ cuống cuồng phản ứng. Mỹ tuyên bố sẽ không đàm phán với Nga và đe dọa sẽ (ra lệnh) cho lực lượng khủng bố tấn công người Nga không chỉ trên Syria mà ngay tại lãnh thổ Nga.

Như vậy, trên chiến trường Syria giờ đây đã chia thành 2 chiến tuyến với 2 đối tượng tác chiến trực tiếp: Phiến quân gồm IS, al-Nusra Font, các nhóm nổi dậy và YPG do Mỹ chỉ huy đối đầu trực tiếp với quân chính phủ Syria, Iran, Hezbohla do Nga chỉ huy.

Tình thế đã chứng tỏ rõ ràng là người Nga đã đi từng nước cờ chắc chắn dồn Mỹ vào chân tường khiến phản ứng cuồng loạn dẫn đến phạm một sai lầm nghiêm trọng thứ hai: Mỹ hiện nguyên hình là kẻ nuôi dưỡng, chỉ huy khủng bố trong trò chơi địa chính trị trên toàn thế giới.

Thử hỏi còn gì nguy hiểm, đáng sợ hơn khi Mỹ, một siêu cường bá chủ thế giới lại là một quốc gia tài trợ cho khủng bố? Mỹ vốn thực dụng, nhưng xem ra tại Syria Mỹ đã cố tránh sa lầy quân sự thì lại dính vào “vũng lầy chính trị” cực kỳ nguy hiểm.

Khi cả hai, Nga và Mỹ đã “fed-up” (chán không thèm nhìn mặt nhau) thì Mỹ sẽ làm gì, Nga sẽ làm gì trên chiến trường Syria? Liệu có sự đối đầu trực tiếp Nga –Mỹ trên Syria?

Theo Lê Ngọc Thống

Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm