1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Giáo phái nguy hiểm Aum Shinrikyo tái xuất hiện ở châu Âu

Vừa qua, cảnh sát Nga đã tiến hành hàng chục cuộc đột kích vào những cơ sở liên quan đến giáo phái Aum Shinrikyo của Nhật Bản hoạt động ở nước này. 10 người bị bắt giữ và hàng chục người khác bị đưa vào diện điều tra.

Những vụ bắt giữ ở Nga cũng như chiến dịch mới đây ở Montenegro, cho thấy Aum Shinrikyo đang xuất hiện trở lại.

Giáo phái Aum Shinrikyo xuất phát từ Nhật Bản và đứng sau vụ tấn công bằng khí độc thần kinh sarin vào chuyến tàu điện ngầm Tokyo ngày 20-3-1995 giết chết 13 người và làm cho hơn 6.000 người khác bị thương.

Bắt đầu vào thập niên 1980, Aum Shinrikyo (tên có nghĩa là “sự thật tối cao”) hay gọi tắt là Aum được coi là một nhóm giáo phái được chính thức công nhận là một tổ chức tôn giáo ở Nhật Bản năm 1989. Kể từ đó Shoko Asahara, người thành lập giáo phái, thu hút hàng chục ngàn tín đồ trên toàn cầu qua những chuyến thuyết giảng tại các trường đại học và ấn hành hàng trăm ngàn quyển sách. Nhiều tín đồ giáo phái Aum ở Nhật Bản là sinh viên đang theo học tại các trường đại học danh tiếng của đất nước.

Biểu tình phản đối giáo phái Aum ở Tokyo.
Biểu tình phản đối giáo phái Aum ở Tokyo.

Giáo phái Aum hứa hẹn mang lại cuộc sống ý nghĩa hơn cho giới trẻ vốn chịu nhiều áp lực do học hành và nghề nghiệp. Theo thời gian, dần dần Aum trở thành tín ngưỡng hoang tưởng về ngày tận thế, tà thuyết của Aum khiến mọi người tin rằng thế giới sắp sửa bị tận diệt trong cuộc Chiến tranh thế giới lần 3 và chỉ có những tín đồ Aum là sống sót!

Không dừng lại ở đó mà giáo phái Aum ngày càng trở nên bạo lực hơn với những vụ bắt cóc, hành hung gây thương tích và giết chết những người chống đối; Aum thậm chí còn sử dụng những tác nhân hóa – sinh học như chất độc thần kinh sarin để tấn công khủng bố người dân ở Nhật Bản, đất nước hãnh diện vì tỷ lệ tội phạm thấp cũng như sự gắn kết chặt chẽ trong xã hội.

Đỉnh điểm là vào giờ cao điểm ngày 20-3-1995, các thành viên Aum sử dụng loại ô có đầu nhọn để đâm thủng những chiếc túi chứa đầy chất độc sarin dạng lỏng trên chuyến tàu điện ngầm ở Tokyo gây hậu quả thảm khốc.

Vụ tấn công của Aum được coi là kinh hoàng nhất cho Nhật Bản từ sau khi cuộc Chiến tranh thế giới lần 2 kết thúc. Nhiều tháng sau đó, Aum tiếp tục tiến hành vài cuộc tấn công (nhưng thất bại) với loại acid độc Hydrogen cyanide (HCN) tại nhiều trạm tàu điện ngầm khác nhau ở Tokyo.

Shoko Asahara (trái) và môn đồ thân tín nhất Yoshihiro Inoue.
Shoko Asahara (trái) và môn đồ thân tín nhất Yoshihiro Inoue.

Sau vụ tấn công bằng sarin, 13 thành viên Aum bị kết án tử hình, trong đó có cả giáo chủ Shoko Asahara. Thành viên Katsuya Takahashi, người cuối cùng liên quan đến vụ tấn công bằng sarin, bị bắt vào tháng 6-2013 sau 17 năm chạy trốn pháp luật và phải chịu mức án tù chung thân. Thành viên Makoto cũng ngồi tù năm 2014 vì tội bắt cóc một cụ già 68 tuổi cũng như dính líu đến 2 vụ tấn công khủng bố bằng chất nổ.

Sau vụ tấn công ở Tokyo, giáo phái Aum bắt đầu lui vào hoạt động ngầm trong bóng tối nhưng không biến mất hoàn toàn và cuối cùng xuất hiện trở lại với tên gọi mới là Aleph. Năm 2007, một nhóm khác nhỏ hơn có tên gọi Hikari no Wa (Vòng ánh sáng cầu vồng) được lãnh đạo bởi Fumihiro Joyu - cựu phát ngôn viên giáo phái Aum và là người kế tục giáo chủ Shako Asahara. Joyu tuyên bố nhóm của ông ta không dính líu đến tín ngưỡng của Asahara.

Giáo phái Aum Shinrikyo được xây dựng như một tổ chức khủng bố ở Mỹ và nhiều quốc gia khác. Nhưng, Aleph và Hikari no Wa đều được coi là hợp pháp ở Nhật Bản, mặc dù nó cũng giống như những giáo phái nguy hiểm khác. Theo một số đánh giá, 2 nhóm này có khoảng 1.500 thành viên và con số đang tăng dần lên. Mặc dù được một số nhà hoạt động nhân quyền ủng hộ, song thành viên 2 giáo phái này khó được xã hội chấp thận.

Fumihiro Joyu.
Fumihiro Joyu.

Nhóm của Joyu hoạt động tại những nhà nước trong Liên Xô cũ và trở nên mạnh hơn trong những năm gần đây. Vào cuối tháng 3-2016, nước Cộng hòa Montenegro (thuộc Liên bang Nam Tư cũ) ở vùng Balkan phải trục xuất 58 người nước ngoài nghi ngờ làm việc cho giáo phái Aum Shinrikyo. Theo Bộ Nội vụ Montenegro, trong số người bị trục xuất có 4 người Nhật Bản, 43 người Nga, 7 người Belarus, 1 người Ukraine và 1 người Uzbekistan.

Cuộc đột kích của cảnh sát Nga hồi đầu tháng 4 nhắm mục tiêu vào 25 cơ sở. Nhóm của Joyu được coi là bất hợp pháp tại Nga nhưng quy tụ đến 30.000 thành viên. Giới chức chính quyền Nga quyết định mở cuộc điều tra tội phạm đối với nhóm Joyu với lý do các hoạt động của nhóm này “liên quan đến bạo lực chống lại công dân”.

Theo Di An (tổng hợp)

An ninh thế giới

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm