1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Giải mã hệ thống mã màu của thủy thủ tàu sân bay Mỹ

(Dân trí) - Hải quân Mỹ đã xây dựng hệ thống 7 mã màu cho các vị trí riêng biệt trong thủy thủ đoàn phụ trách việc hỗ trợ các máy bay thuộc tàu sân bay cất cánh và hạ cánh an toàn.


Trên tàu sân bay kích cỡ lớn, một người làm sai quy trình nhỏ đều có thể dẫn tới hậu quả thảm khốc. Trên boong tàu các máy bay liên tục cất cánh và hạ cánh với hàng chục người trong mỗi đội bay. Vì vậy, để đảm bảo tai nạn đáng tiếc không xảy ra, Mỹ đã xây dựng hệ thống 7 mã màu nhằm kiểm soát hoạt động của các thủy thủ và theo sát quy trình mẫu.

Trên tàu sân bay kích cỡ lớn, một người làm sai quy trình nhỏ đều có thể dẫn tới hậu quả thảm khốc. Trên boong tàu các máy bay liên tục cất cánh và hạ cánh với hàng chục người trong mỗi đội bay. Vì vậy, để đảm bảo tai nạn đáng tiếc không xảy ra, Mỹ đã xây dựng hệ thống 7 mã màu nhằm kiểm soát hoạt động của các thủy thủ và theo sát quy trình mẫu.

Theo đó tùy theo vị trí công việc và vai trò, các thủy thủ sẽ được xếp cho một bộ đồng phục với màu sắc tương ứng bao gồm tím, xanh lục, xanh lam, vàng, đỏ, nâu và trắng. Trang web của Hải quân Mỹ mô tả sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận để giúp máy bay cất cánh và hạ cánh giống như một tiết mục múa ba lê được biên đạo nhịp nhàng, chuẩn xác. Mỗi người một nhiệm vụ và họ sẽ đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của mình theo quy chuẩn được đưa ra.
Theo đó tùy theo vị trí công việc và vai trò, các thủy thủ sẽ được xếp cho một bộ đồng phục với màu sắc tương ứng bao gồm tím, xanh lục, xanh lam, vàng, đỏ, nâu và trắng. Trang web của Hải quân Mỹ mô tả sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận để giúp máy bay cất cánh và hạ cánh giống như một tiết mục múa ba lê được biên đạo nhịp nhàng, chuẩn xác. Mỗi người một nhiệm vụ và họ sẽ đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của mình theo quy chuẩn được đưa ra.


Trên tàu sân bay, những nhân viên phụ trách về nhiên liệu thường mặc đồ màu tím và họ được gọi bằng biệt danh “quả nho”.

Trên tàu sân bay, những nhân viên phụ trách về nhiên liệu thường mặc đồ màu tím và họ được gọi bằng biệt danh “quả nho”.

Những thủy thủ phụ trách điều hướng máy bay, quản lý trang thiết bị thường mặc màu vàng.
Những thủy thủ phụ trách điều hướng máy bay, quản lý trang thiết bị thường mặc màu vàng.

Những người mặc màu nâu đảm nhiệm vai trò chỉ huy đơn vị hoặc các phi đội nhỏ trên tàu.
Những người mặc màu nâu đảm nhiệm vai trò chỉ huy đơn vị hoặc các phi đội nhỏ trên tàu.

Những thủy thủ mặc màu xanh dương là cấp dưới của những người mặc đồ màu vàng. Họ nhận nhiệm vụ lái xe nâng thang máy, xe khéo.
Những thủy thủ mặc màu xanh dương là cấp dưới của những người mặc đồ màu vàng. Họ nhận nhiệm vụ lái xe nâng thang máy, xe khéo.

. Những người mặc màu xanh lá cây nhận nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm nhất trên boong khi họ đóng vai trò phụ trách kỹ thuật hệ thống phóng, bộ móc cáp…
. Những người mặc màu xanh lá cây nhận nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm nhất trên boong khi họ đóng vai trò phụ trách kỹ thuật hệ thống phóng, bộ móc cáp…

Những người mặc màu đỏ phụ trách di chuyển, lắp ráp, hệ thống vũ khí máy bay. Theo Foxtrot Alpha, những người này đôi khi có thể phải vác những khí tài nặng hơn 200 kg trên vai để phục vụ hoạt động của các máy bay hiệu quả nhất có thể.
Những người mặc màu đỏ phụ trách di chuyển, lắp ráp, hệ thống vũ khí máy bay. Theo Foxtrot Alpha, những người này đôi khi có thể phải vác những khí tài nặng hơn 200 kg trên vai để phục vụ hoạt động của các máy bay hiệu quả nhất có thể.

Những người phụ trách kiểm tra chất lượng và an toàn, nhân viên y tế, nhân viên vận chuyển bưu phẩm mặc màu trắng.
Những người phụ trách kiểm tra chất lượng và an toàn, nhân viên y tế, nhân viên vận chuyển bưu phẩm mặc màu trắng.

Tàu sân bay là tàu chiến lớn nhất trên biển và thường nhận nhiệm vụ chủ lực trong các hạm đội và nhóm tác chiến. Trên thế giới hiện có 41 tàu sân bay thuộc 13 nền hải quân, trong đó Mỹ sở hữu 11 tàu. Theo Foxtrot Alpha, bảng mã màu Mỹ sử dụng tương tự với hệ thống màu mà tàu sân bay các nước khác đang áp dụng.
Tàu sân bay là tàu chiến lớn nhất trên biển và thường nhận nhiệm vụ chủ lực trong các hạm đội và nhóm tác chiến. Trên thế giới hiện có 41 tàu sân bay thuộc 13 nền hải quân, trong đó Mỹ sở hữu 11 tàu. Theo Foxtrot Alpha, bảng mã màu Mỹ sử dụng tương tự với hệ thống màu mà tàu sân bay các nước khác đang áp dụng.

Đức Hoàng

Ảnh: Hải quân Mỹ