1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Gia tăng ảnh hưởng, Nga không để Địa Trung Hải là ‘ao nhà’ của NATO

Nga đang làm mọi thứ để đảm bảo sự hiện diện lâu dài ở Địa Trung Hải. Điều đó cho thấy, khu vực này càng không thể được gọi là ‘ao nhà’ của NATO.

Gia tăng ảnh hưởng, Nga không để Địa Trung Hải là ‘ao nhà’ của NATO - 1

Các nhà phân tích thuộc tạp chí Contra Magazin đã công bố một điều mà khiến cả Mỹ và NATO sẽ không vui: Địa Trung Hải từng được phương Tây gọi là ‘ao nhà’ của mình, nhưng tình hình không còn như vậy nữa. Ưu thế lực lượng của Nga trong khu vực này được hình thành sau khi triển khai ở đó các tên lửa Kalibr. Tức là, kỷ nguyên thống trị của tàu chiến Mỹ tại đây đã kết thúc, các nhà báo cho biết.

Các tác giả chỉ ra rằng, chính NATO là bên đã kích động tình hình. Sau khi giới lãnh đạo NATO bắt đầu mở rộng hiện diện quân sự tại khu vực Trung Đông, Nga nhận ra rằng tình hình an ninh đã thay đổi mạnh mẽ. Chính vì vậy, Tổng thống Nga Putin đã thông báo về sự cần thiết phải đảm bảo sự hiện diện lâu dài của Hải quân Nga ở Địa Trung Hải, trong đó nhờ sự hỗ trợ của các tên lửa tầm xa Kalibr.

Dự kiến, trong năm 2018 sẽ diễn ra 102 chuyến hành trình của tàu quân sự của Nga, gồm tàu mặt nước, tàu ngầm, để chống lại lực lượng khủng bố ở Syria. Ngoài ra, tại cảng Tartus đang có cơ sở của các nhóm tác chiến của Hải quân Nga, nhà phân tích cho biết.

Ngoài việc chống các chiến binh tại Syria, Nga đang có một mục đích ở Địa Trung Hải đó là bảo vệ Biển Đen. Tên lửa Kalibr đã được triển khai ở khu vực Địa Trung Hải, có khả năng kiểm soát các căn cứ quân sự của NATO tại Ý, Hy Lạp, Bulgaria.

Nga đang thiết lập được sự hiện diện lâu dài tại Địa Trung Hải, và điều này tạo cho Nga con đường ra đại dương lớn. Trong bất ký trường hợp nào, phương Tây cần thừa nhận rằng, Địa Trung Hải không còn là ‘ao nhà’ của NATO.

Theo Sơn Nguyễn

Tiền Phong

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm