1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

EU ngã giá với Thổ Nhĩ Kỳ

16 giờ ngày 29-11 (giờ địa phương), 28 nguyên thủ quốc gia vàngười đứng đầu chính phủ của các nước Liên minh châu Âu (EU) cùng với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu tham dự hội nghị về người nhập cư ở Brussels (Bỉ).

EU ngã giá với Thổ Nhĩ Kỳ - 1

(Ảnh minh họa)

EU hy vọng sẽ ký kết với Thổ Nhĩ Kỳ thỏa thuận viện trợ tài chính cho Ankara, bù lại Ankara phải cam kết ra tay ngăn chặn làn sóng người di cư ồ ạt tràn vào châu Âu qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ.

Đầu năm đến nay đã có gần một triệu người chạy trốn chiến tranh, đặc biệt là từ Syria đến các nước EU. Đây là làn sóng người di cư lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trong thời gian qua EU đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý làn sóng người di cư nhưng không hiệu quả. Mùa đông sắp đến, số người di cư mới đến có thể giảm trong vài tháng nhưng hàng ngàn người di cư đã đến sẽ mắc kẹt tại các cửa khẩu đã bị các nước vùng Balkan đóng cửa.

Sau vụ tấn công khủng bố ở Pháp ngày 13-11, lại thêm một nguy cơ mới xuất hiện khi kết quả điều tra cho thấy một số tên Nhà nước Hồi giáo đánh bom tự sát ở Pháp đã từ Syria vào châu Âu qua lộ trình Thổ Nhĩ Kỳ.

EU đã nỗ lực xích lại gần Nga nhằm tìm kiếm hòa bình ở Syria để sau đó tình trạng di cư chạy loạn sẽ giảm bớt, qua đó EU giảm bớt gánh nặng người di cư. Thế nhưng sự kiện máy bay Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga ở biên giới Syria đã làm cho hội nghị thượng đỉnh EU-Thổ Nhĩ Kỳ ngày 29-11 càng trở nên khó khăn hơn.

Tối 28-11, sau cuộc họp của đại diện các nước EU ở Brussels, các nhà ngoại giao đã nhất trí một yêu cầu chung. Yêu cầu này sẽ được các chính phủ phê chuẩn để đưa ra hội nghị thượng đỉnh ngày 29-11.

EU dự kiến sẽ viện trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ 3 tỉ euro từ 12 đến 24 tháng tới để Thổ Nhĩ Kỳ chăm lo 2,3 triệu dân Syria đang tạm trú tại Thổ Nhĩ Kỳ. EU muốn Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường hạn chế người di cư đi từ Thổ Nhĩ Kỳ đến các đảo Hy Lạp, đồng thời ngăn cản người Afghanistan và dân di cư châu Á qua Thổ Nhĩ Kỳ vào EU.

Ngoài ra, EU mong muốn Thổ Nhĩ Kỳ giữ cam kết tiếp nhận trở lại những người di cư đã đến Hy Lạp nhưng không đủ điều kiện tị nạn chính trị. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ hoàn thành các cam kết kể trên, EU hứa hẹn công dân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dễ dàng được cấp visa để vào châu Âu và EU sẽ xem xét nối lại đàm phán để Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU.

Về phần Thổ Nhĩ Kỳ, nước này lại muốn đòi nhiều tiền hơn. Một số nước lo ngại Thổ Nhĩ Kỳ lại trả giá cao với EU căn cứ vào dấu hiệu tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ không tham dự hội nghị mà lại cử thủ tướng đi thay. Trong nội bộ EU, không phải nước nào cũng nhất trí số tiền 3 tỉ euro bởi EU chỉ bỏ ra 500 triệu euro và phần còn lại các nước EU phải đóng góp.

Theo TNL

Pháp luật TPHCM

EU ngã giá với Thổ Nhĩ Kỳ - 2

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm