1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

EU đồng thuận tại Hội nghị thượng đỉnh mùa Đông

Kết thúc Hội nghị thượng đỉnh mùa Đông diễn ra trong hai ngày 18-19/12 ở thủ đô Brussels của Bỉ, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua Kế hoạch đầu tư vì châu Âu và kêu gọi Tổng thống Nga Vladimia Putin thay đổi lập trường đối với vấn đề Ukraine.

Kết thúc Hội nghị thượng đỉnh mùa Đông diễn ra trong hai ngày 18-19/12 ở thủ đô Brussels của Bỉ, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua Kế hoạch đầu tư vì châu Âu và kêu gọi Tổng thống Nga Vladimia Putin thay đổi lập trường đối với vấn đề Ukraine.

EU đồng thuận tại Hội nghị thượng đỉnh mùa Đông

Trong ảnh từ trái qua phải: Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt, Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Martin Schulz, Thủ tướng Ba Lan Ewa Kopacz, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Hungary Viktor Orban, Thủ tướng Italy Matteo Renzi, Thủ tướng Bỉ Charles Michel và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk chụp ảnh kỷ niệm tại Hội nghị Thượng đỉnh mùa Đông của EU tại Brussels. Ảnh: AFP/ TTXVN.

Đây là hai nội dung chính trong chương trình nghị sự cuộc họp. Ngoài ra, lãnh đạo 28 nước thành viên EU cũng nhất trí thúc đẩy việc ký hiệp định thương mại tự do với Mỹ mang tên Hiệp định Đầu tư và Thương mại xuyên Đại Tây dương (TTIP) vào cuối năm 2015.

Liên quan Kế hoạch đầu tư vì châu Âu do Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker đề xuất ngày 26/11 vừa qua, thông báo của Hội đồng châu Âu cho biết các lãnh đạo EU nhất trí ủng hộ thành lập Quỹ đầu tư chiến lược châu Âu (EFSI) trị giá 315 tỷ euro (387 tỷ USD) để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế trong EU vốn đang ở mức gần 0%. 

Các nhà lãnh đạo EU cũng kêu gọi Nghị viện châu Âu (EP) sớm thông qua kế hoạch này để có thể triển khai vào giữa năm 2015; đồng thời kêu gọi các nước thành viên đóng góp trực tiếp cho EFSI hoặc thông qua các ngân hàng tư nhân.

Đề xuất mới của ông Juncker dựa trên cơ sở 21 tỷ euro vốn "cứng" lấy từ ngân sách của EU và Ngân hàng Đâu tư châu Âu (EIB) trực thuộc tổ chức này. Tuy nhiên, các nước thành viên EU vẫn tỏ ý sẽ chỉ "mở hầu bao" đóng góp sau các cuộc đàm phán về chi tiết của kế hoạch này dự kiến sẽ diễn ra trong vài tháng tới.

Về cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh chung của EU Federica Mogherini khẳng định sự tụt giá mạnh của đồng ruble Nga không phải là tin tốt lành đối với nước này, mà EU cũng sẽ bị ảnh hưởng. 

Tuy nhiên, bà Mogherini cho rằng các biện pháp trừng phạt Nga sẽ tiếp tục cho đến khi Moskva ngừng các hoạt động mà tổ chức này coi là hỗ trợ lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine. 

Bà Mogherini nhấn mạnh Tổng thống Nga Vladimir Putin và ban lãnh đạo Nga cần "thay đổi mạnh mẽ" lập trường hiện nay để có thể cùng hợp tác giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk cũng cho rằng EU cần một chiến lược lâu dài đối với Nga. Ông nhấn mạnh: "Cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine và tình hình phức tạp hiện nay giữa Nga và Ukraine, cũng như các nước láng giềng phía Đông châu Âu, đòi hỏi một kế sách đối ứng tính bằng năm thay vì chỉ vài tuần hay vài tháng". 

Liên quan các cuộc đàm phán kéo dài 18 tháng qua về TTIP, Chủ tịch EC Juncker cho biết các nhà lãnh đạo EU muốn cùng Mỹ thực hiện mọi nỗ lực để kết thúc tiền trình này vào cuối năm 2015, song khẳng định EU sẽ không nhân nhượng một số vấn đề nòng cốt như lĩnh vực dịch vụ công. 

Các cuộc đàm phán về TTIP đã bắt đầu từ cách đây 18 tháng và hiện vẫn đang được tiến hành. Dự kiến, vòng đám phán TTIP tiếp theo sẽ diễn ra vào tháng 2/2015. Nếu thành hiện thực, đây sẽ là thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới. Hiệp định này sẽ tạo ra một thị trường phục vụ cho 1 tỷ người tiêu dùng trải từ bang Alaska (Mỹ) tới vùng biển Baltic.

Theo TTXVN/Tin tức