1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Động thái "xuống nước" của Trung Quốc trước thềm đàm phán thương chiến với Mỹ

(Dân trí) - Trung Quốc được cho đã có động thái “xuống nước” trong cuộc chiến thương mại căng thẳng với Mỹ khi đề xuất nhập khẩu nông sản của Washington.

Động thái xuống nước của Trung Quốc trước thềm đàm phán thương chiến với Mỹ - 1

Một trang trại đậu tương tại Mỹ (Ảnh: SCMP)

Politico ngày 6/9 dẫn 2 nguồn thạo tin cho biết, Trung Quốc dường như đã đề xuất với các quan chức thương mại Mỹ về việc mua một lượng vừa phải hàng hóa nông nghiệp của Washington.

Tuy nhiên, Trung Quốc dường như mong muốn động thái “xuống nước” này đi kèm với việc Mỹ xóa bớt một số hạn chế về xuất khẩu với tập đoàn viễn thông Huawei và lùi thời hạn tăng thuế lên 250 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Bắc Kinh, hiện đang để là 1/10.

Ngoài ra, nguồn tin cũng nói rằng, tùy vào tình hình đàm phán, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng có thể cân nhắc hoãn đợt áp thuế ngày 15/12 lên sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.

Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Ludlow hôm 6/9 tiết lộ rằng các cuộc đàm phán thương mại đang “nóng lên” khi quan chức Trung Quốc sẽ tới Washington vào thời gian tới sau khoảng thời gian "nguội lạnh". Hai bên cũng nói rằng đang đạt được “những tiến triển có ý nghĩa”. Ông Kudlow nói rằng Mỹ và Trung Quốc đang bàn bạc tới những vấn đề quan trọng mà 2 bên cùng quan tâm như nông nghiệp, chuyển giao công nghệ, rào cản thương mại.

Đàm phán Mỹ - Trung về thương mại đình trệ từ tháng 5 sau khi Bắc Kinh được cho đã thay đổi những điểm quan trọng trong thỏa thuận dự thảo dài 150 trang. Động thái này đã khiến Mỹ bất ngờ vì nó gần như xóa bỏ hết kết quả đàm phán giữa 2 nước trước đó.

Trong những yêu cầu mà Mỹ đưa ra, ông Trump muốn Trung Quốc phải tăng nhập hàng hóa nông nghiệp của Washington như đậu nành và ngô. Bắc Kinh là một trong những thị trường lớn nhất của ngành nông nghiệp Mỹ và các nông dân Mỹ đã bị tổn thương vì các đòn thuế quan của Trung Quốc trong thương chiến.

Theo giới quan sát, hai bên hiện giờ vẫn rất khó để đạt được một thỏa thuận quy mô lớn. Các chuyên gia cho rằng nếu 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đồng thuận một phần nào đó và giảm nhiệt căng thẳng, điều đó có thể tác động tích cực tới thị trường tài chính toàn cầu, vốn đang bị ảnh hưởng bởi cuộc thương chiến.

Đức Hoàng

Theo SCMP