1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Động đất/sóng thần Indonesia: Hơn 2.000 người đã chết, Palu đi qua những ngày đau thương

(Dân trí) - Những ngôi mộ tập thể chôn hơn 2.000 nạn nhân, những đống đổ vỡ khổng lồ pha lẫn bùn đất là cảnh tượng ám ảnh tại thành phố Palu, đảo Sulawesi, Indonesia những ngày này. Nhưng những người sống sót vẫn hi vọng vùng đất ấy rồi sẽ hồi sinh, dù hành trình phục hồi có thể rất dài và gian nan.

Động đất/sóng thần Indonesia: Hơn 2.000 người đã chết, Palu đi qua những ngày đau thương

Những ngôi mộ tập thể chôn hơn 2.000 nạn nhân, những đống đổ vỡ khổng lồ pha lẫn bùn đất là cảnh tượng ám ảnh tại thành phố Palu, đảo Sulawesi, Indonesia những ngày này. Nhưng những người sống sót vẫn hi vọng vùng đất ấy rồi sẽ hồi sinh, dù hành trình phục hồi có thể rất dài và gian nan.

Động đất/sóng thần Indonesia: Hơn 2.000 người đã chết, Palu đi qua những ngày đau thương - 1
Động đất/sóng thần Indonesia: Hơn 2.000 người đã chết, Palu đi qua những ngày đau thương - 2

Thành phố Palu nằm ở cửa sông Palu, hướng ra vịnh hẹp và dài. Trước động đất/sóng thần, thành phố khá sầm uất với khoảng 380.000 dân. Palu cũng từng có những bờ biển đẹp và thơ mộng. (Ảnh: allindonesiatourism.com)

Nằm trải dài trên một vịnh hẹp và được che chắn bởi những dãy núi trên đảo Sulawesi ở miền trung Indonesia, thành phố Palu đã sẵn sàng cho lễ hội thường niên Pesona Palu Nomoni vào tối ngày 28/9. Đúng vào chiều tối hôm đó, cơn địa chấn xảy ra, kéo theo sóng thần.

Cho tới ngày 10/10, trận động đất mạnh 7,5 độ richter và sóng thần cao từ 3-6 mét đã cướp đi sinh mạng của gần 2.100 người, khoảng 2.500 người khác bị thương và hơn 70.000 người mất nhà cửa.

Về mặt chính thức, gần 1.000 người được thông báo mất tích, nhưng một số cho rằng con số thực tế còn cao hơn nhiều. Không ai được tìm thấy còn sống kể từ ngày tìm kiếm thứ ba trở đi.

Kinh hãi cảnh sóng thần tấn công thành phố biển của Indonesia

Động đất/sóng thần Indonesia: Hơn 2.000 người đã chết, Palu đi qua những ngày đau thương - Ảnh 5.

Hình dạng hẹp của vịnh Palu được cho là một trong những nguyên nhân khiến sóng thần cao hơn dự đoán. Khi vào gần bờ, sóng thần giảm tốc độ nhưng tăng độ cao. (Đồ họa: BBC)

Cơ quan quản lý thảm họa quốc gia Indonesia (BNPD) dự báo, số người chết ở Sulawesi còn tăng vì nhiều khu vực tại Palu, Donggala và Mamuju của tỉnh Sulawesi chưa được tiếp cận. BNPD cho hay cuộc tìm kiếm những người mất tích sẽ dừng sau ngày 11/10. Sau đó, những người mất tích được cho là đã chết.

Đường sá, cầu cống, nhà cửa, trường học, đền thờ đều bị phá hủy bởi thảm họa, khiến nhiều người sống sót bơ vơ trong cảnh màn trời chiếu đất, không có nơi tạm trú.

Hàng chục vấn đề khác, vốn là hệ quả của động đất và sóng thần, càng khiến tình hình tồi tệ thêm. Đất hóa lỏng, lở đất, mất điện trên diện rộng, núi lửa phun trào, và thậm chí là các tin đồn thất thiệt, đã cản trở công tác cứu hộ.

Hầu hết những người thiệt mạng đến từ thành phố Palu, cách thủ đô Jakarta khoảng 1.500 km về phía đông bắc. Sóng thần cao tới 6 mét đã ập vào khu vực ven biển của thành phố, cuốn trôi nhiều nhà cửa. Các khách sạn, trung tâm mua sắm bị hư hại nặng và một số khu dân cư bị đất hóa lỏng nuốt chửng.

Palu, thủ phủ tỉnh Sulawesi, ước tính có dân số 379.800 người vào năm 2017. Các chuyên gia cho rằng độ hẹp của vịnh Palu, vốn chỉ rộng 2km, có thể đã khiến sóng thần bị "khuếch đại" trong khi nó tiến về phía thành phố.

Động đất/sóng thần Indonesia: Hơn 2.000 người đã chết, Palu đi qua những ngày đau thương - Ảnh 7.

Thành phố Palu trên đảo Sulawesi trước và sau khi bị động đất/sóng thần tấn công (Ảnh: DigitalGlobe)

Động đất/sóng thần Indonesia: Hơn 2.000 người đã chết, Palu đi qua những ngày đau thương - 5
Động đất/sóng thần Indonesia: Hơn 2.000 người đã chết, Palu đi qua những ngày đau thương - 6
Động đất/sóng thần Indonesia: Hơn 2.000 người đã chết, Palu đi qua những ngày đau thương - 7

Nhiều cộng đồng ở Palu biến thành bãi rác khổng lồ sau khi thảm họa đi qua. (Ảnh: Reuters, Straittimes)

Hàng chục người được cho là đã bị mắc kẹt trong các khách sạn và một khu mua sắm bị sập tại Palu, trong khi hàng trăm người khác có thể thiệt mạng do lở đất và đất hóa lỏng ở một số khu vực.

Thiệt hại tại 2 khu vực thiệt hại tại hai khu vực thuộc Palu là Petobo và Balaroa rất khủng khiếp và giới chức đang cân nhắc tuyên bố đây là hai khu mộ tập thể. Một số nguồn tin cho hay số người mất tích tại 2 khu vực này có thể lên tới 5.000 người.

Palu như ngày tận thế nhìn từ trên cao

“Chiến đấu” để sinh tồn và niềm tin về sự phục hồi

Các học sinh tại Palu hồi đầu tuần này đã trở lại trường sau thời gian gián đoạn do thảm họa động đất/sóng thần, nhưng việc đầu tiên mà các học sinh phải làm chưa phải là học mà là dọn dẹp và thống kê bao nhiêu người trở lại học.

Tại một trường trung học công lập, các học sinh mặc đồng phục trắng và xám dọn dẹp kính vỡ bên trong lớp học. "Thật buồn khi nhìn thấy trường mình thế này", Dewi Rahmawati, 17 tuổi, nói.

Các học sinh cho biết họ chỉ biết về việc trở lại thường thông qua các tin nhắn trên Facebook và WhatsApp.

Động đất/sóng thần Indonesia: Hơn 2.000 người đã chết, Palu đi qua những ngày đau thương - 8
Động đất/sóng thần Indonesia: Hơn 2.000 người đã chết, Palu đi qua những ngày đau thương - 9
Động đất/sóng thần Indonesia: Hơn 2.000 người đã chết, Palu đi qua những ngày đau thương - 10
Động đất/sóng thần Indonesia: Hơn 2.000 người đã chết, Palu đi qua những ngày đau thương - 11

Hai trong số các biểu tượng của Palu là cầu Palu và ngôi đền trên biển nổi tiếng Argam Bab Al Rahman nay đã bị phá hủy. (Ảnh: Reuters, allindonesiatourism.com)

Hiệu trưởng Kasiludin cho hay giới chức nói với tất cả các giáo viên đến trường đầu tuần rằng phải thu thập thông tin về số lượng học sinh. "Chúng tôi không bắt các học sinh phải trở lại trường vì nhiều trẻ bị sốc tinh thần. Nhưng chúng tôi sớm phải bắt đầu lại mọi thứ để giữ vững tinh thần của chúng và không để chúng tụt lại phía sau".

Tại trường trung học SMP Negeri 15 Palu, chưa tới 50 trong tổng số 697 học sinh tới trường. Hiệu trưởng Abdul Rashid cho hay, ông biết là 4 học sinh của trường đã thiệt mạng do động đất. "Các lớp học chưa bắt đầu, chúng tôi chỉ đang thu thập thông tin để xem có bao nhiêu học sinh an toàn".

"Chúng tôi vẫn chờ Bộ Giáo dục đưa ra chỉ đạo về việc khi nào các lớp học bắt đầu trở lại. Nhưng hiện thời, tôi chưa nghĩa là chúng tôi đã sẵn sàng. Nhiều học sinh vẫn hoảng sợ và bị sang chấn tâm lý", ông Rashid nói.

Động đất/sóng thần Indonesia: Hơn 2.000 người đã chết, Palu đi qua những ngày đau thương - 12
Động đất/sóng thần Indonesia: Hơn 2.000 người đã chết, Palu đi qua những ngày đau thương - 13

Số người thiệt mạng quá cao khiến giới chức Palu buộc phải chôn họ trong những ngôi mộ tập thể. (Ảnh: Reuters)

Với nhiều người sống sót, cuộc sống vẫn phải tiếp tục. Ira Mustika và một số người bán hàng đã trở lại công việc thường hôm 7/10, do cần tiền và tình trạng phân phát hàng viện trợ bị đình trệ.

"Tôi mở lại cửa hàng vì tôi cần ăn. Không ai cho chúng tôi lương thực nếu chúng tôi không làm việc để có nó", Naharudin, một người bán hàng tạp phẩm, nói. Gần đó, Ira ngồi bên quầy hàng nhỏ xíu của cô, bán các bánh quy mà cô cất giữ trước thảm họa.

"Hàng viện trợ vào rất chậm. Chúng tôi nhận được khoảng 6,5 USD kể từ sáng nay và thế là tôi thấy may mắn lắm rồi", bà mẹ một con Ira nói. "Điều quan trọng nhất đối với tôi là tôi đang trợ giúp những người khác bằng việc bán những chiếc bánh qui với giá thông thường".

Động đất/sóng thần Indonesia: Hơn 2.000 người đã chết, Palu đi qua những ngày đau thương - Ảnh 13.

Người dân xếp hàng dài những chiếc can để mua xăng tại Palu do nhiên liệu khan hiếm sau thảm họa. (Ảnh: Straittimes)

Sau thảm họa, lương thực, nước uống và nhiên liệu trở nên khan hiếm ở các khu vực bị ảnh hưởng và giá cũng tăng cao. Tại Palu, giá một lít xăng vào khoảng 0,5 USD tại các trạm xăng, nhưng các hàng dài phương tiện và các bình chứa xếp hàng đồng nghĩa với việc họ có thể phải xếp hàng chờ đợi tới 8 giờ. Những người không muốn đợi thì buộc phải mua xăng đầu cơ tích trữ với giá cao gấp 4 lần.

Tại các trại sơ tán, nhiều người sống sót chỉ ăn mì tôm và đồ ăn khô đóng gói suốt những ngày qua. Những người có thể có khả năng mua đồ ăn tươi đến chợ để mua những thứ như gà, cá, trứng, rau và bánh quy.

Động đất/sóng thần Indonesia: Hơn 2.000 người đã chết, Palu đi qua những ngày đau thương - 15
Động đất/sóng thần Indonesia: Hơn 2.000 người đã chết, Palu đi qua những ngày đau thương - 16
Động đất/sóng thần Indonesia: Hơn 2.000 người đã chết, Palu đi qua những ngày đau thương - 17
Động đất/sóng thần Indonesia: Hơn 2.000 người đã chết, Palu đi qua những ngày đau thương - 18

Cộng đồng quốc tế đang chung tay với Indonesia để trợ giúp người dân vùng ảnh hưởng vượt qua thảm họa. (Ảnh: Reuters)

"Họ tới để mua bánh quy cho con cái, động viên chúng để giảm bớt đau buồn", Ira nói. "Ai cũng bị sốc. Tình hình chưa trở lại bình thường. Vẫn còn nhiều dư chấn sau động đất. Tôi thực sự cảm thấy sợ hãi. Nhưng chúng tôi phải chiến đấu để sinh tồn".

"Cứ như thế sóng thần đã kéo Palu đi ngược lại 30 năm về trước. Mất một thời gian dài mới có thể phát triển bãi biển Talise - nơi người dân Palu rất tự hào - và các khách sạn lớn vốn thu hút du khách tới thành phố. Tôi không biết bao lâu thì Palu có thể phục hồi", ông Milwan Tajang, 52 tuổi, nói với hãng tin Channel News Asia.

Trợ giúp y tế cũng vẫn chưa đến được một số khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất và việc phân phát hàng cứu trợ cũng bị hạn chế do thiếu nhiên liệu.

Sulawesi là một trong 5 đảo chính của Indonesia. Do nằm ở "Vành đai Lửa" nên Indonesia thường xuyên hứng chịu các hoạt động địa chất, với khoảng từ 5.000-6.000 trận động đất mỗi năm trên khắp vùng lãnh thổ rộng lớn của nước này. Sóng thần và các đợt phun trào núi lửa cũng kéo theo đó và là những nguy cơ hiển hiện.

Thiệt hại do thảm họa ngày 28/9 có lẽ là tồi tệ nhất mà thành phố biển Palu từng chứng kiến. Ngôi đền trên biển nổi tiếng Argam Bab Al Rahman, một trong những biểu tượng của thành phố, giờ đây nằm chơ vơ, đổ nát và chìm dưới nước. Ngay gần đó, bãi biển Talise vốn đông du khách nay ngập trong đống đổ nát và rác rưởi, đối lập hoàn toàn với sự sầm uất của các cửa hàng và khách sạn trước kia.

Giữa đống đổ nát và quang cảnh u ám của thành phố Palu, cũng có những câu chuyện xúc động tới rơi nước mắt. Nhiều thành viên gia đình đã ôm lấy nhau, khóc vì vui mừng vì không ngờ vẫn có ngày đoàn tụ sau thảm họa kép khủng khiếp. Một trong số họ là Andi Satar, một tình nguyện viên của tổ chức Chữ thập Đỏ Indonesia.

Satar đã tìm kiếm bố mẹ ròng rã suốt hơn 1 tuần trong khi vẫn trợ giúp những người khác tìm các thành viên gia đình mất tích với tư cách là thành viên điều phối của trung tâm phản ứng khẩn cấp Sulawesi thuộc tổ chức Chữ thập Đỏ. Và nỗ lực tìm kiếm hết trung tâm sơ tán này tới trung tâm khác của anh cuối cùng đã được đền đáp.

Động đất/sóng thần Indonesia: Hơn 2.000 người đã chết, Palu đi qua những ngày đau thương - Ảnh 16.

Andi Satar (phải) bật khóc khi đoàn tụ với cha mẹ sau nhiều ngày tìm kiếm tưởng như vô vọng. (Ảnh: Ifrc)

"Tôi hạnh phúc khi cuối cùng đã đoàn tụ với cha mẹ. Tôi đã không nhận được tin tức gì và không thấy ai biết họ đã ở đâu trong suốt hơn 1 tuần. Tôi đã suýt từ bỏ".

“Tôi hi vọng vẻ đẹp của Palu sẽ hồi sinh”, ông Milwan Tajang nói

Những người bạn của Satar đã tiếp tục động viên anh và từ chối để anh bỏ cuộc tìm kiếm. "Vì sự hỗ trợ của họ, tôi đã cố gắng hết sức để trợ giúp những người trải qua những điều tương tự", anh nói.

Động đất/sóng thần Indonesia: Hơn 2.000 người đã chết, Palu đi qua những ngày đau thương - 20
Động đất/sóng thần Indonesia: Hơn 2.000 người đã chết, Palu đi qua những ngày đau thương - 21
Động đất/sóng thần Indonesia: Hơn 2.000 người đã chết, Palu đi qua những ngày đau thương - 22

Nét thơ ngây của những đứa trẻ tại Palu, Sulawesi. (Ảnh: Reuters)

Thảm họa tại Sulawesi diễn ra chỉ hai tháng sau hàng loạt các trận động đất tại đảo Lombok ở tỉnh Tây Nusa Tenggara, làm khoảng 500 người chết và hơn 110.000 mất nhà cửa.

Vào năm 2004, một trận động đất ngoài khơi đảo Sumatra đã gây sóng thần khủng khiếp trên khắp khu vực Ấn Độ Dương, làm 226.000 người thiệt mạng tại 13 quốc gia, trong đó có hơn 120.000 người tại Indonesia.

Các thảm họa thiên nhiên liên tiếp tại Indonesia đã đặt ra nhiều câu hỏi về các khía cạnh kinh tế và chính trị, xét từ góc độ nước này đã chuẩn bị như thế cho các thảm họa như vậy và khả năng đối phó với các thảm họa đó.
An Bình:
Tổng hợp

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm