1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Donald Trump đưa bộ binh vào Syria?

Trong chiến dịch tranh cử, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố có kế hoạch điều binh diệt trừ IS. Vậy, Mỹ sẽ thực hiện kế hoạch này thế nào?

Kế hoạch diệt tận gốc IS

Khi còn trong giai đoạn vận động tranh cử Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã tuyên bố ông đang nắm trong tay một kế hoạch điều binh rất thực tế nhằm đánh bại tận gốc phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đang lộng hành ở Iraq và Syria.

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã nhiều lần đề cập đến kế hoạch bí mật này trong hơn một năm qua, quảng bá rằng đó là một chiến lược "hết sức dễ hiểu" và chắc chắn sẽ phát huy hiệu quả, nhưng ông có nhiều lý do để tránh đề cập quá sâu về nó.

"Tôi không muốn kẻ thù biết được tôi đang làm gì", ông Trump nói với Fox News vào tháng 5/2015, một tháng trước khi bắt đầu tham gia chiến dịch tranh cử. "Tôi sẽ nói về nó vào một lúc nào đấy, nhưng đúng là có phương pháp đánh bại chúng nhanh chóng, hiệu quả và thu được thắng lợi hoàn toàn".

Đặc nhiệm Mỹ hỗ trợ Iraq trong chiến dịch giải phóng Mosul.
Đặc nhiệm Mỹ hỗ trợ Iraq trong chiến dịch giải phóng Mosul.

Ông bổ sung thêm rằng kế hoạch đánh bại IS này của ông không giống như những gì "ai đó thường nói", theo Washington Post.

Sau đó đúng 1 tháng, trong cuộc phỏng vấn với tờ Des Moines Register, ông lại đưa ra một lý do khác để giải thích cho quyết định không công khai kế hoạch tuyệt mật này, bởi ông lo sợ các đối thủ sẽ đánh cắp ý tưởng đó.

"Vấn đề về chính trị là nếu tôi tiết lộ kế hoạch cho anh bây giờ, những người khác cũng sẽ thốt lên "Ồ, thật là một ý tưởng tuyệt vời". Rồi sẽ có 10 ứng viên lao vào sử dụng nó, họ sẽ quên đi nguồn gốc ý tưởng đó từ đâu, từ tôi chứ ai. Tôi có phương pháp hoàn hảo để đánh bại IS, nhưng tôi sẽ không nói đâu", ông Trump nhấn mạnh.

Trong một bài phát biểu về chính sách đối ngoại trước các cử tri hồi tháng 4, ông tiếp tục đưa ra lý do tương tự.

"Tôi có một thông điệp đơn giản cho IS, ngày tàn của chúng đang đến. Tôi sẽ không nói cho chúng biết kế hoạch đó sẽ diễn ra ở đâu, như thế nào. Là một quốc gia, chúng ta phải đảm bảo tính khó lường".

Ông cho rằng nước Mỹ hiện nay hoàn toàn dễ đoán bởi chúng ta nói ra tất cả mọi thứ: "Mỗi khi điều quân, chúng ta nói với chúng. Chúng ta gửi thứ khác đến, và lại tổ chức họp báo. Chúng ta phải trở nên không thể đoán trước được, ngay từ bây giờ. IS sẽ nhanh chóng tàn đời nếu tôi được bầu làm tổng thống", ông Trump nói khi còn đang thực hiện vận động tranh cử.

Thế khó của Mỹ

Theo thông tin được tờ Des Moines Register tiết lộ, thực chất bản kế hoạch tuyệt mật mà ông Trump úp mở bấy lâu nay là kế hoạch điều bộ binh tới Iraq và Syria.

Tuy nhiên, kế hoạch lại phải dựa vào ý tưởng của những tướng lĩnh cấp cao nước này.

"Tôi sẽ triệu tập các vị tướng hàng đầu và đưa cho họ một chỉ đạo đơn giản. Họ sẽ có 30 ngày để đệ trình lên Phòng Bầu dục bản kế hoạch nhằm nhanh chóng đánh bại IS. Chúng ta không còn lựa chọn nào khác", ông tuyên bố. Theo truyền thông Mỹ, để thực hiện kế hoạch này, chính phủ Mỹ sẽ vấp phải hàng loạt vấn đề khó khăn khó có thể giải quyết được.

Và để thực hiện kế hoạch này, Washington có thể sẽ tính một cách đầy thực dụng, sao cho bằng cách này cách khác, vẫn có bộ binh tham chiến, chỉ có điều đó không phải là lính Mỹ và gần như chắc chắn, Mỹ và đồng minh phương Tây sẽ biến những người Trung Đông trở thành lực lượng bộ binh chủ lực trên chiến trường.

Nhận định này hoàn toàn đúng khi xuất hiện ngày càng nhiều những nhóm đặc nhiệm Mỹ và đồng minh phương Tây tại Trung Đông để thực hiện đào tạo binh sĩ địa phương thành những chiến binh thiện chiến nhất. Tuy nhiên, bản thân những người Trung Đông dễ dàng đoán ra ý đồ của nước Mỹ.

Về lý mà nói, cuộc Thánh chiến Hồi giáo do IS phát động thực chất nó là cuộc đối đầu Đông-Tây.

Nhưng nếu không có sự dàn dựng từ bàn tay của Washington, sẽ không hề có một IS hùng mạnh hay sự phát triển của các tổ chức Hồi giáo cực đoan với quy mô toàn thế giới như hiện nay, nó khiến cho chính những kẻ bằng cách này hay cách khác tạo dựng ra nó phải bất ngờ.

Và để diệt tận gốc lực lượng này, chưa bao giờ là nhiệm vụ dễ dàng với Mỹ, kể cả khi bộ binh được triển khai.

Clip chiến dịch quân sự giải phóng Mosul:

Theo Thùy Dung

Đất Việt