1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Đòn đánh hiểm dưới băng Bắc Cực của tàu ngầm Nga

Với khả năng phá lớp băng dày 1,2m và phóng tên lửa R-39 xa hàng ngàn km, tàu ngầm Akula sở hữu cách đánh khiến đối thủ của Nga khiếp sợ.

Theo PopularMechanics, đòn đánh này được Hải quân Nga thực hiện vào tháng 8/1995, tuy nhiên phải đến tháng 10/2016 Moskva mới chính thức công bố đoạn video này. Chiếc tàu ngầm thực hiện cú đánh này là Severstal thuộc Dự án 941 được Liên Xô đóng từ những năm 1980 với tổng cộng 6 chiếc.

Severstal thuộc lớp Akula (NATO định danh là Typhoon). Loại tàu ngầm này được thiết kế để mang theo tên lửa đạn đạo R-39 Sineva (SS-N-20 theo phân loại của NATO). Tên lửa này có tầm bắn lên tới 8.000 km và có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân. Mỗi tàu Akula mang được 20 quả R-39 Sineva.

Tàu ngầm Akula.
Tàu ngầm Akula.

Với khả năng phá băng cực tốt của lớp tàu ngầm này, vì vậy Liên Xô trước kia và Hải quân Nga hiện nay đã lợi dụng lớp băng dày ở Bắc Cực để ngụy trang, tránh được sự theo dõi của các tàu ngầm đối phương.

Và từ dưới lớp băng dày này, tàu Akula với lớp vỏ vững chắc có thể bất ngờ phá tan lớp băng dày nổi lên và tung ra cú đánh bất ngờ bằng cách phóng tên lửa R-39 Sineva có tầm bắn hàng ngàn km khiến đối phương khó có thể trở tay.

Cùng với tàu ngầm Akula, hiện nay tàu ngầm lớp Borei của Nga cũng có khả năng mật phục và phá băng với độ dày cực ấn tượng. Hải quân Nga tiết lộ, tàu lớp Borei có thể dễ dàng phá tan lớp băng dày từ 1 đến 1,2m khi nổi lên.

Để làm được điều này, Nga đã gia cường thân tàu ngầm giúp nó vượt qua lớp băng dày ở Bắc Cực mà không bị hư hại thân tàu. Tờ Izvestia dẫn nguồn tin Quân đội Nga cho biết, việc nổi lên mặt nước nhanh có thể rất cần khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, hoặc để cứu đội tàu trong trường hợp tai nạn.

Một đại diện của Hạm đội Biển Bắc Nga cho biết: "Để có thể xuyên phá được lớp băng dày một cách an toàn, tàu ngầm Nga được trang bị hệ thống có thể phân tích lớp băng, nổi lên mặt nước và kết cấu để phá lớp băng phủ trên mặt nước một cách nhanh nhất.

Việc nhanh chóng tiếp xúc với lớp băng và chắc chắn phá hủy được nó một cách an toàn cho thân tàu cần để đảm bảo việc sử dụng các phương tiện chiến đấu, giành lấy các mục đích chiến thuật, đảm bảo thông tin liên lạc, tiếp xúc được với không khí của khí quyển và như vậy, cứu đội tàu (trong trường hợp tai nạn)", vị đại diện này cho biết và nhấn mạnh thêm rằng: Các phương tiện phá băng hiện có trên tàu ngầm Mỹ không cho phép nổi lên mặt băng đủ nhanh mà không làm hư hại thân tàu, bởi hầu hết các tàu ngầm Mỹ đều không được gia cường phần thân đúng mức để có thể thực hiện những cú trồi lên mặt băng dày và nhanh như tàu Nga.

Được biết, tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei thứ 3 Vladimir Monomakh hạ thủy năm 2006, nhận nhiệm vụ năm 2014, mang theo thủy thủ đoàn 130 người, độ sâu hoạt động thông thường 380 m, độ sâu tối đa 400-450 m, có tốc độ chạy nổi mặt nước 27,7 km/h, tốc độ ngầm 48-53,7 km/h.

Clip tàu ngầm Akula phóng tên lửa R-39 Sineva:

Theo Mỹ Đức

Đất Việt