1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Đối sách của Việt Nam trên không phận Biển Đông

Điều khẳng định chắc chắn là nếu quốc gia nào lập khu nhận dạng phòng không trên Biển Đông thì sẽ có nhiều vùng chồng lấn rộng lớn lên chủ quyền, quyền chủ quyền hợp pháp của Việt Nam. <br><a href='http://dantri.com.vn/event-2404/Trung-Quoc-lap-vung-phong-khong-gay-tranh-cai.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp;Trung Quốc lập vùng phòng không gây tranh cãi</b></a>

Ngay tại khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) của Trung Quốc trên biển Hoa Đông cũng đã chồng lấn lên chủ quyền và quyền chủ quyền của 2 quốc gia là Hàn Quốc và Nhật Bản.
Còn Đài Loan thì chúng ta không quan tâm ở đây tuy rằng họ hô hào phản đối và cũng thay lời muốn nói cho Trung Quốc dọa dẫm các nước ĐNA. Chẳng hạn họ cảnh báo rằng Hoa Đông chỉ là đòn nghi binh, Biển Đông mới thật sự đòn chính của Trung Quốc, rồi thì dọa dẫm, khuyên răn theo kiểu “Đài Loan phải báo cáo kế hoạch bay với Trung Quốc cho an toàn”…

Nếu ADIZ trên Biển Đông thì ngoài Việt Nam sẽ có nhiều quốc gia khác như Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia…cũng bị rơi vào hoàn cảnh tương tự.

ADIZ của trung Quốc trên biển Hoa đông

ADIZ của trung Quốc trên biển Hoa đông
ADIZ của Trung Quốc trên biển Hoa Đông bị phá như thế nào?

Việc 2 chiếc B-52 bay vào ADIZ của Trung Quốc khiến giới quan sát vỡ vạc ra nhiều vấn đề.

Mỹ không sử dụng F-22 vì F-22 hay B1, B2 gì đó là vì đây là những loại máy báy tàng hình, nếu sử dụng hóa ra Mỹ sợ Trung Quốc nên chỉ lén lút mà không dám công khai. Trong khi đó B-52 không phải là máy bay tàng hình (thế giới công nhận như vậy) thì bay vào đó là bay vào công khai cho đồng minh và thế giới biết.

Điều đáng buồn là Trung Quốc không phát hiện ra B-52 mà chỉ biết khi Mỹ công bố sau đó 7 tiếng đồng hồ.

Nên nhớ rằng khi Trung Quốc đã tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông thì Bộ Quốc phòng của họ đã chuẩn bị đầy đủ mọi phương tiện cần thiết chứ không phải suông vì đây là tuyên bố tầm quốc gia của một siêu cường đang cố chứng minh cho thế giới biết sức mạnh của mình.

Khi đó, bất kỳ một chiếc máy bay nào vào đó đều bị phát hiện và nhắc nhở ngay để thể hiện uy danh cường quốc chứ không phải chuyện đùa.

Nhưng cũng nên hiểu rằng, phát hiện ra máy bay B-52, trên thế giới này chỉ có Việt Nam. Việt Nam phát hiện được B-52 không phải chỉ bằng kỹ thuật đơn thuần mà bằng cả chiến thuật và rất nhiều máu xương… chứ không dễ dàng như mấy ông tướng diều hâu tưởng tượng.

Vì thế Mỹ dùng B-52 là đắc sách, là nước cờ cao, vừa kiểm tra năng lực “nhìn” của Trung Quốc, vừa đề phòng khỏi mất mặt nếu bị Trung Quốc phát hiện ra rồi phát lời cảnh báo.

Phát hiện ra B-52 Mỹ bay vào không phận hay không hay chỉ thấy trên màn hình radar bị nhiễu nặng, là cách mà B-52 thường tạo ra, thì chỉ Trung Quốc biết. Chỉ biết rằng, khi không phát hiện được B-52 bay vào lãnh hải, lãnh thổ, thì…coi như xong. Trung Quốc đừng huênh hoang và còn rất nhiều việc để làm.

Theo hành động của Mỹ, Hàn Quốc cũng không thèm “báo cáo”, bay vào ADIZ như chưa hề có tuyên bố của Trung Quốc. Trong khi đó thì Nhật Bản hành xử còn rắn hơn…nhưng Trung Quốc chưa có hành động nào cứng rắn để thực thi, ngoại trừ có nhiều hãng hàng không trình kế hoạch bay với Trung Quốc do vì tiền, vì an toàn cho hành khách.

Điều này chứng tỏ Trung Quốc chưa đủ khả năng sức mạnh để trấn áp buộc các quốc gia khác phải thực thi trên ADIZ của mình trên biển Hoa Đông.

Việt Nam và ADIZ trên Biển Đông

Khu vực nhận dạng phòng không của quốc gia nào đó lập ra là buộc các máy bay của các hãng hàng không báo cáo kế hoạch bay, các máy bay quân sự cũng phải vậy. Nếu có hướng, hành động ảnh hưởng đến an ninh của quốc gia thì lập tức sẽ dùng biện pháp phòng không khẩn cấp.

Như vậy, trong khu vực đó, máy bay dân sự hay quân sự của quốc gia đó là tự do muốn bay kiểu gì cũng được. Họ khôn ngoan và ngạo mạn vậy sao?

Điểm đặc biệt của ADIZ trên Biển Đông là do Biển Đông là hẹp nên ADIZ luôn chồng lấn lên chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia xung quanh, nó không phải là nơi như Hoa Đông.

Khu “nhận diện phòng không” và khu vực “cấm đánh bắt” về hình thức khác nhau, nhưng về tính chất thì không khác nhau là đều buộc các quốc gia khác thực thi yêu cầu của mình trong khi chính mình lại không nằm trong phạm vi điều chỉnh (đương nhiên) trên khu vực đó.

Việt Nam đã có kinh nghiệm và đối sách có hiệu quả trong khu vực “cấm đánh bắt” mà Trung Quốc tuyên bố (phi lý, phi pháp), nhưng Philippines, theo khả năng của mình, cũng có sách lược khá hay, đó là lập tức tuyên bố khu vực mà Trung Quốc tuyên bố cũng là khu vực “cấm đánh bắt”.

Điểm duy nhất khiến ta chú ý trong cách này của Philippines là “anh cấm tôi thì tôi cũng cấm anh”, nghĩa là trong khu vực đó anh cũng phải và cũng bị trấn áp nếu không tuân thủ.

Bởi vậy, nếu như quốc gia nào tuyên bố ADIZ xâm hại đến chủ quyền và quyền chủ quyền của chúng ta thì Việt Nam cũng tuyên bố ADIZ của mình ngay và lập tức tại khu vực đó, đồng thời, được mở rộng để phục vụ yêu cầu của chiến thuật phòng thủ khẩn cấp.

Điều này vừa khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền hợp pháp nhưng cũng khẳng định quyền tự vệ chính đáng của chúng ta.

Việt Nam từ xưa tới nay, khi bất kỳ kẻ thù nào xâm phạm đến chủ quyền thì dù chúng hung bạo bao nhiêu cũng không sợ, dù có phải tiến hành chiến tranh để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng cũng sẵn sàng.

Trước việc Trung Quốc lập ADIZ trên biển Hoa Đông, dư luận đang lo ngại Trung Quốc sẽ tiến hành lập các ADIZ khác mà chủ yếu là trên Biển Đông.

Điều đặc biệt nguy hiểm là khi Mỹ phát hiện và khẳng định khả năng của Trung Quốc sau vụ B-52 thì Mỹ có khả năng sẽ “chơi con bài Trung Quốc” mạnh dạn hơn, sâu hơn.

Đó là, Mỹ đánh vào tâm lý của chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Trung Quốc, “bật đèn xanh”, khuyến khích để Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông gây căng thẳng trong khu vực để Mỹ trục lợi.

Việt Nam và Trung Quốc quá hiểu nhau và quá hiểu Mỹ, cho nên, chắc chắn đôi bên sẽ có những tham vấn cần thiết, những đối sách cần thiết để Biển Đông ổn định, hòa bình, phát triển thịnh vượng.

Theo Lê Ngọc Thống
Đất Việt