1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Điều khiển cánh tay robot bằng suy nghĩ

(Dân trí) - Hai bệnh nhân bị liệt từ cổ trở xuống ở Mỹ đã có thể điều khiển một cánh tay robot bằng suy nghĩ của mình.

 
Điều khiển cánh tay robot bằng suy nghĩ
Cathy Hutchinson lần đầu tiên sau gần 15 năm tự uống nước được mà không cần giúp đỡ của người khác.

Nhờ vậy mà lần đầu tiên trong gần 15 năm qua một bệnh nhân đã có thể uống nước không cần sự hỗ trợ của người khác.

 

Kỹ thuật đột phá này đã được công bố trên tạp chí Nature (Tự nhiên), nhờ vào bộ cảm ứng được cấy vào não và liên kết với một máy tính. Sau đó máy tính này dịch các tín hiệu điện thành mệnh lệnh.

 

Ngoài ra, trong những năm tới, các nhà khoa học hi vọng tái kết nối não với các chi bị liệt, cho phép các chi hoạt động trở lại.

 

Dự án trên được phối hợp nghiên cứu giữa Trường đại học Brown, Phòng cựu chiến binh, Rhode Island và Khoa thần kinh của Bệnh viện đa khoa  Massachusetts cùng Trường y Harvard, Boston.

 

Trong bài báo trước đó trên Nature vào năm 2006, nhóm nghiên cứu đã công bố hệ thống giao diện thần kinh tương tự, có thể cho phép các bệnh nhân bị liệt điều khiển con trỏ trên màn hình máy tính.

  

Công nghệ mới hoạt động theo trình tự: người bị liệt sẽ ghĩ về việc di chuyển cánh tay hoặc bàn tay, và việc nghĩ này sẽ tác động lên dây thần kinh, sau đó hoạt động điện được gửi qua một dây cáp tới máy tính. Rồi máy tính sẽ chuyển chúng thành mệnh lệnh.

 

Cả hai bệnh nhân trong nghiên cứu mới nhất đều bị liệt nhiều năm sau khi bị đột quỵ và không có khả năng di chuyển từ cổ xuống.

 

Đoạn video cho thấy Cathy Hutchinson sử dụng giao diện thần kinh để điều khiển cánh tay robot và mang bình đựng café lên miệng cô. Đây là lần đầu tiên trong gần 15 năm cô có thể uống mà không cần sự hỗ trợ của người khác.

 

Cô giao tiếp bằng cách di chuyển mắt để chọn chữ trên một tấm bảng, viết: “Tôi không thể tin vào mắt mình khi có thể uống café mà không cần giúp đỡ. Tôi như mơ. Tôi tràn đầy hi vọng và thấy mình đã tự lập được”.

 

Giáo sư Prof John Donoghue, nhà thần kinh học tại Đại học Brown cho hay: “Đây là giây phút hạnh phúc, vui sướng thực sự. Tôi nghĩ đây là bước tiến quan trọng trong giao diện não-máy tính. Chúng ta đã giúp được một số người làm được điều mà họ mong ước trong bao năm”.

 

Hữu dụng

 

Nghiên cứu này cho thấy phần não chịu điều khiển hoạt động tiếp tục hoạt động sau hơn một thập niên bị liệt.

 

Hơn nữa, con chip gắn vào bệnh nhân tiếp tục hoạt động trong một thời gian dài. Cathy Hutchinson đã được cấy bộ cảm ứng từ 6 năm trước.

 

Công nghệ này vẫn còn nhiều năm nữa mới có thể ứng dụng thực tế và những người tham gia thử nghiệm hệ thống tại nhà họ phải có một kỹ thuật viên hỗ trợ.

 

Nhóm nghiên cứu đã đặt ra 4 mục đích. Đó là phát triển được hệ thống giao tiếp hiệu quả cho người bị hội chứng liệt toàn thân, cho phép họ điều khiển con chuột trên màn hình máy tính; tạo ra hệ thống điều khiển thần kinh tiên tiến của các thiết bị robot cho bệnh nhân bị liệt; sử dụng hệ thống để cho phép người cụt tay điều khiển cánh tay giả bằng giao diện thần kinh; làm cho các bệnh nhân liệt tái kết nối não với tay bằng việc sử dụng hệ thống này và như vậy họ có thể sử dụng chính tay của mình để với một tách café.

 

Giáo sư Hochberg thừa nhận mục tiêu thứ ba và tư là tham vọng trong tương lai xa, nhưng chúng là “giấc mơ có thật” cho những người bị liệt hoặc cụt tay. Tuy nhiên công nghệ này phải mất nhiều thập niên đầu tư, nghiên cứu.

 

Vũ Quý

Theo BBC