1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Điểm yếu của các căn cứ quân sự phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông

Minh Phương

(Dân trí) - Quy mô và vị trí của các căn cứ quân sự mà Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Biển Đông khiến chúng rất dễ tổn thương trước các cuộc tấn công, một tạp chí quân sự của Bắc Kinh nhận định.

Điểm yếu của các căn cứ quân sự phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông - 1
Trung Quốc ngang nhiên xây dựng các đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông. (Ảnh: AP)

Theo Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược Quốc tế (CSIS) của Mỹ, kể từ năm 2015, Trung Quốc đã ngang nhiên chiếm đóng nhiều bãi đá và san hô ở trên Biển Đông và biến chúng thành các đảo nhân tạo phi pháp. Bất chấp sự lên án của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc đã quân sự hóa các đảo nhân tạo này với việc xây dựng cá đường băng, triển khai các hệ thống vũ khí.

Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) dẫn phân tích của Naval and Merchant Ships, một tạp chí có trụ sở tại Bắc Kinh, đã chỉ ra 4 điểm yếu của các đảo nhân tạo này gồm: quá xa đất liền, kích thước nhỏ, các đường băng hạn chế và có thể bị tấn công từ nhiều phía.

Theo phân tích của tạp chí, các đảo này cách xa đất liền và không có một chuỗi chặt chẽ nào kết nối với chúng khiến việc viện trợ sẽ khó khăn nếu bị tấn công. Tạp chí này lấy ví dụ, Đá Chữ thập có một đường băng nhưng đường băng này cách thành phố ở tỉnh Hải Nam khoảng 1.000km, nghĩa là tàu tiếp viện từ đất liền cần hơn 20 giờ mới có thể tiếp cận.

Tạp chí lập luận, các đảo nhân tạo này quá xa để triển khai J-16, máy bay chiến đấu đa nhiệm hiện đại nhất của Trung Quốc. Các máy bay J-16 không thể tuần tra khu vực này do khoảng cách xa và có thể dễ dàng bị ngăn chặn và tấn công bởi các tàu mặt nước.

Hầu hết các đảo này chỉ có một đường băng và không có không gian để triển khai nhiều máy bay cùng một lúc. Điều này có nghĩa là trong trường hợp xảy ra xung đột, một máy bay làm nhiệm vụ tiếp tế hoặc tiếp liệu sẽ phải nằm trên đường băng liên tục để ngăn các máy bay khác sử dụng đường băng. Ngoài ra, các đường băng này cũng dễ bị phá hủy bởi thủy triều và thời tiết nhiệt đới.

Tạp chí cũng chỉ ra, các đảo nhân tạo này quá nhỏ để có thể tồn tại trong một vụ tấn công quy mô lớn. Về cơ bản các đảo này có địa hình bằng phẳng, có rất ít thảm thực vật hoặc đá để che chắn trong trường hợp bị tấn công. Trung Quốc có thể dựng các hầm trú ẩn bằng vật liệu như thép, nhưng chúng khó chống chịu được một cuộc tấn công tên lửa liên tiếp.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm