1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

“Điểm mặt” vũ khí hạng nặng trong cuộc chiến Libya

(Dân trí) - Mỹ, Pháp, Anh đã triển khai một loạt máy bay, tàu tối tân trong giai đoạn tấn công quân sự đầu tiên nhằm thiết lập một vùng cấm bay trên bầu trời Libya, theo nghị quyết 1973 của Liên hợp quốc.<br><a href='http://dantri.com.vn/event-1691/LHQ-bat-den-xanh-tan-cong-Libya.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp; LHQ bật đèn xanh tấn công Libya</b></a>

Pháp, về mặt từ ngữ ngoại giao, đã là một trong những nước chính thúc đẩy nghị quyết 1973 của Hội đồng bảo an, cho phép dùng vũ lực đối với Libya. Máy bay của Pháp là những máy bay đầu tiên được triển khai trên bầu trời Libya, mà theo Tổng thống Sarkozy là để đảm bảo rằng máy bay của chính phủ Libya không thể hoạt động trên Benghazi, thành trì của phe nổi dậy.

 

Nhưng Mỹ và Anh cũng là những “tay chơi” chính, với hàng loạt tên lửa hành trình được phóng từ tàu chiến và tàu ngầm vào cuối tuần qua.

 

Trong giai đoạn đầu hiện nay Mỹ nắm quyền chỉ huy chiến dịch, song dự kiến nước này sẽ chuyển giao cho liên quân do Pháp, Anh hoặc NATO đứng đầu trong vòng vài ngày tới.

 

Ngoài ra, Canada, Italia, Tây Ban Nha, Bỉ và Qatar cũng đề xuất được hỗ trợ quân sự.

 

Dưới đây là các loại vũ khí chính liên quân tung ra trong chiến dịch tại Libya:
 


“Điểm mặt” vũ khí hạng nặng trong cuộc chiến Libya - 1

Máy bay Dassault Rafale, Pháp, đang tiếp nhiên liệu trong giai đoạn đầu của chiến dịch ở Libya, ngày 19/3. Đây là máy bay động cơ kép, đa chức năng, có khả năng tấn công hệ thống phòng không, mục tiêu trên mặt đất và làm nhiệm vụ do thám. Máy bay được trang bị tên lửa không đối đất, trong đó có Apache và Exocet và các tên lửa không đối không cũng như tên lửa chống hạm. Pháp triển khai 20 máy bay chiến đấu gồm Rafale và Mirage và đây là những máy bay đầu tiên hoạt động trên bầu trời Libya, tấn công các mục tiêu tại nước này hồi cuối tuần qua.
 
“Điểm mặt” vũ khí hạng nặng trong cuộc chiến Libya - 2

Tàu sân bay Carrier Charles De Gaulle của Pháp. Tàu này đã rời Toulon, ngày 20/3 và dự kiến sẽ tham gia chiến dịch tại Libya vào ngày hôm nay. Tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân thuộc lực lượng hải quân Pháp này có trọng tải 38.000 tấn, có thể triển khai được 40 máy bay chiến đấu. Quân số thủy thủ của tàu là 1.150, với 550 thuộc đội bay và 50 thuộc đội hỗ trợ bay. Hộ tống tàu có tàu khu trục nhỏ chống tàu ngầm Dupleix và tàu khu trục nhỏ Aconit, tàu tiếp nhiên liệu La Meuse.

“Điểm mặt” vũ khí hạng nặng trong cuộc chiến Libya - 3
Mirages 2000, Pháp: Đây là chiến đấu cơ đa chức năng, là “hậu duệ” của chiếc Mirage III nổi tiếng của những năm 1960. Máy bay được trang bị tên lửa không đối không.
 
“Điểm mặt” vũ khí hạng nặng trong cuộc chiến Libya - 4
Máy bay F-16 của Mỹ được triển khai từ căn cứ không quân Avian ngày 21/3. Đây là loại máy bay được trang bị vũ khí có khả năng phá hủy lớn, trong đó có tên lửa Sidewinder và Maverick và hàng loạt loại bom, rocket. Cùng với Mỹ, các nước như Na Uy, Đan Mạch và Italia cũng cử F-16 tới các căn cứ ở miền nam Italia, sẵn sàng bay tới Libya.
 
“Điểm mặt” vũ khí hạng nặng trong cuộc chiến Libya - 5
Máy bay ném bom tàng hình B2 của Mỹ: Máy bay ném bom hạng nặng, tầm xa và đa chức năng này có khả năng tham chiến trong nhiều giờ. B2 có khả năng chở 40,000lb vũ khí, trong đó có vũ khí hạt nhân lẫn thông thường, bom có độ sát thương lớn cũng như các loại vũ khí trên biển khác.
 
“Điểm mặt” vũ khí hạng nặng trong cuộc chiến Libya - 6

E-3 Sentry (Awacs):Đây là máy bay cảnh báo và điều khiển trên không, được trang bị hệ thống do thám chỉ huy và điều khiển trận chiến, phát hiện các mục tiêu và lần theo các mục tiêu. Awacs hiện đang được Mỹ cũng như Anh và Pháp dùng ở Libya.
 
“Điểm mặt” vũ khí hạng nặng trong cuộc chiến Libya - 7

Máy bay do thám RC-135 của Mỹ được trang bị hệ thống cảm biến để do thám và liên lạc. Theo chuyên gia hàng không Paul Eden, chiếc máy bay được dùng ở Libya nhằm “phát hiện các tín hiệu điện từ của radar phòng không” của Libya.
 
“Điểm mặt” vũ khí hạng nặng trong cuộc chiến Libya - 8

Các tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Providence (ảnh), Scranton và Florida của Mỹ. Các tàu này đã bắn hàng loạt tên lửa hành trình vào các mục tiêu ở Libya.
 
“Điểm mặt” vũ khí hạng nặng trong cuộc chiến Libya - 9
Tên lửa Tomahawk của Mỹ: Tên lửa tầm xa được thiết kế bắn các mục tiêu chiến lược và gây tổn hại tối thiểu cho khu vực xung quanh. Tên lửa có khả năng mang đầu dạn 450kg và có tầm xa 1.600km. Các tàu chiến và tàu ngầm Mỹ và Anh đã bắn hàng trăm tên lửa loại này hồi cuối tuần qua.
 
“Điểm mặt” vũ khí hạng nặng trong cuộc chiến Libya - 10

Typhoon - Eurofighter của Anh: Đây là máy bay có thể dùng trong các cuộc không chiến, được trang bị tên lửa không đối không. RAF Typhoonshiện đang nằm ở căn cứ không quân tại miền nam Italia sẵn sàng chờ lệnh.
 
“Điểm mặt” vũ khí hạng nặng trong cuộc chiến Libya - 11
Tornado của Anh: Đây là máy bay thường được dùng để ném bom hoặc cho các cuộc không chiến. Máy bay này đã thực hiện sứ mệnh ném bom ở quanh Tripoli trong những ngày qua.
 
 
“Điểm mặt” vũ khí hạng nặng trong cuộc chiến Libya - 12
Máy bay do thám Nimrod R1 của Anh: Máy bay được triển khai cho các hoạt động do thám, bay với tốc độ chậm trong khoảng thời gian dài và có thể mở rộng sang sứ mệnh tiếp nhiên liệu trên không. Máy bay đã tham gia các hoạt động do thám ở Libya.
 
“Điểm mặt” vũ khí hạng nặng trong cuộc chiến Libya - 13


Máy bay do thám Sentinel của Anh, được trang bị hệ thống radar có thể dùng để lần đường và phát hiện mục tiêu kẻ thù trên mặt đất. Máy nay này dự kiến sẽ “về hưu” khi Anh rút quân khỏi Afghanistan. Sentinel hiện đang làm nhiệm vụ do thám ở Libya.

“Điểm mặt” vũ khí hạng nặng trong cuộc chiến Libya - 14
Tàu chiến HMS Cumberland của Hải quân Anh: Chính phủ Anh cho hay tàu HMS Cumberland và HMS Westminster đã ở trong khu vực, sẵn sàng hỗ trợ cho chiến dịch tại Libya.
 
“Điểm mặt” vũ khí hạng nặng trong cuộc chiến Libya - 15
Tên lửa hành trình Storm Shadow: Được triển khai trên máy bay RAF hồi cuối tuần qua tại Libya. Tên lửa hành trình này được trang bị đầu đạn thông thường và có thể nhắm trúng mục tiêu cách xa 250km.
 
Vũ Quý
Tổng hợp