1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

"Dấu vết Ukraine" trong vụ sát hại chính trị gia đối lập Nemtsov

Cả ở Nga và ở nước ngoài có rất nhiều lực lượng có thể hưởng lợi nhờ vụ ám sát nhà lãnh đạo của phe đối lập Nga, nhà báo Lepekhin cho biết.

Ngày 3/3, Báo "Tiếng nói nước Nga" đã cho đăng tải bài viết của Nhà báo Vladimir Lepekhin bàn về vụ ám sát lãnh đạo Đảng đối lập Nga Boris Nemtsov.

Hiện nay có nhiều giả thuyết về động cơ của vụ ám sát chính trị gia đối lập nổi tiếng của Nga Boris Nemtsov, bao gồm cả giả thuyết liên quan đến đời tư của ông.

Tuy nhiên, giả thuyết phổ biến nhất là, vụ sát hại ông Nemtsov, người từng phê bình nghiêm khắc điện Kremlin là một hành động khiêu khích từ phía các cơ quan tình báo phương Tây, nhằm làm mất ổn định tình hình chính trị ở Nga.
 
Dấu vết Ukraine trong vụ sát hại chính trị gia đối lập Nemtsov

Hoa và nến cùng di ảnh được người dân Nga đặt để tưởng nhớ đến chính trị gia Nemtsov (ảnh: Ria Novosti)

Xin lưu ý rằng, giả thuyết này không có đủ sức thuyết phục. "Phương Tây" là một khái niệm rộng. Và cơ quan tình báo của các nước phương Tây đang cạnh tranh với nhau để tranh giành quyền kiểm soát thị trường dịch vụ đặc biệt.

Trong số các đối tượng bị tình nghi gây ra tấn công khủng bố gần đây tại Pháp có những tổ chức Hồi giáo cực đoan, cũng như cơ quan tình báo phương Tây và một số thế lực nội bộ nước Pháp.

Cả ở Nga và ở nước ngoài có rất nhiều lực lượng có thể hưởng lợi nhờ vụ ám sát nhà lãnh đạo của phe đối lập Nga. Hiện có rất nhiều dấu hiệu từ nhiều phía có liên quan đến vụ giết người gần điện Kremlin, mà vụ việc này trước hết nhằm chống lại điện Kremlin.

Tuy nhiên, để phát hiện ai là kẻ phạm tội cần phải xác định xem ông Nemtsov bị giết theo đơn đặt hàng của ai. Và để biết ai đứng đằng sau hợp đồng ám sát nên chú ý đến bối cảnh chính trị.

Cụ thể, ngày 28/2, lực lượng dân quân của CHND Donetsk và CHND Lugansk đã chuyển hết các vũ khí hạng nặng ra khỏi vùng chiến tuyến. Tức là, bây giờ đến lượt quân đội Ukraine cũng phải rút hết vũ khí hạng nặng khỏi khu vực này.

Tuy nhiên, chính phủ Kiev coi việc rút hết vũ khí hạng nặng như là sự thừa nhận thất bại trong cuộc chiến chống Donbass. Nếu chính quyền Kiev công khai thừa nhận sự thất bại thì sẽ mất quyền lực.

Vấn đề này đặt ra câu hỏi: chính quyền Kiev sẽ phải làm gì khi phải đối mặt với sự lựa chọn - chấp nhận thất bại hoặc tổ chức một hành động khiêu khích mới? Nhiều khả năng, Kiev sẽ chọn lựa phương án thứ hai và sẽ làm bất cứ điều gì để có "cơ sở" phá hoại quá trình thực hiện các thỏa thuận Minsk.

Sau khi bị thất bại ở khu vực Debaltsevo, Kiev áp dụng chiến thuật hoàn toàn mới để duy trì quyền lực.

Thứ nhất, một ngày sau khi ký vào các thỏa thuận Minsk, Hội đồng An ninh Ukraine đã thông qua quyết định áp dụng "các biện pháp khẩn cấp để đối phó với mối nguy xuất phát từ Nga", quy định áp dụng các biện pháp cứng rắn nhất chống lại các nhà báo và các nhà hoạt động đối kháng trên toàn bộ lãnh thổ Ukraine.

Một tuần sau đó, vụ “tấn công khủng bố” đã được sắp xếp thực hiện ở Kharkov, và đã bắt giữ nhiều nghi phạm, mà nhiều người dân Kharkov cho rằng, những nhân vật này đã được chọn lựa từ trước. Khác với vụ Kharkov, trong thời gian hơn một năm, chính quyền Kiev vẫn không phát hiện dù một kẻ tổ chức vụ giết người trên quảng trường Maidan.

Thứ hai, chính quyền Kiev bắt đầu chuyển “hoạt động khủng bố” sang lãnh thổ đối phương, mà theo quan điểm của ban lãnh đạo Ukraine, Nga là kẻ thù chính.

Đối với chính quyền Kiev, cần phải kích động quần chúng giận dữ, để nhiều người xuống đường tham gia biểu tình phản đối, để có những đụng độ với nhân viên cơ quan công lực, và thậm chí– có những người chết.

Vụ khiêu khích với sự kiện máy bay "Boeing" của Malaysia rơi đã có chủ đích huy động châu Âu hành động chống lại nước Nga và ông Putin. Còn vụ ám sát ông Nemtsov, theo tôi, là hành động khiêu khích nhằm huy động phe đối lập của Nga hành động chống lại ông Putin. Như vậy, có lẽ, kẻ tổ chức vụ ám sát thuê đang ở Kiev.

Theo quan điểm của tôi, ông Nemtsov đã từ lâu liệt vào danh sách các ứng cử viên để trở thành nạn nhân của vụ khiêu khích. Một mặt, ông là một nhân vật nổi tiếng của phe đối lập Nga. Mặt khác, ông luôn luôn di chuyển tự do giữa Nga và Ukraine (người ta ngạc nhiên,"một nhân vật quan trọng mà lại không có nhân viên bảo vệ!"). Trên thực tế, những đối phương của Nga đã lợi dụng thái độ thờ ơ lãnh đạm của ông.

Đây là một món quà cho những người có kế hoạch đột kích chống lại nước Nga và ông Putin. Họ chỉ chờ đợi thời điểm thuận lợi. Thời điểm này đến khi có sự trùng hợp hai sự kiện quan trọng - Kiev phải rút vũ khí hạng nặng ra khỏi Donbass (mà Kiev cũng như Anh và Mỹ đang ra sức cố gắng không thực hiện thỏa thuận này) và cuộc tuần hành của phe đối lập dự định tổ chức vào ngày 1/3 tại Moscow. Kẻ thực hiện hợp đồng ám sát chỉ còn việc là lạnh lùng bóp cò.

Như vậy, bi kịch trên chiếc cầu Zamoskvoretsky không chỉ là vụ giết một người trong sáng mà nhiều người Nga yêu quý, mà còn việc Boris Nemtsov có thể bị ám sát do bàn tay những người mà ông coi là những người cùng chí hướng./.
Theo Tiếng nói nước Nga
VOV.VN