1. Dòng sự kiện:
  2. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt
  3. Chính quyền Trump 2.0
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

“Đảo nhân tạo” làm “nóng” các Hội nghị ngoại trưởng ASEAN

Bắc Kinh phải đối mặt với sức ép từ việc xây “đảo nhân tạo” trái phép, quy mô lớn ở Biển Đông trong các cuộc gặp cấp cao bàn về an ninh khu vực diễn ra trong tuần này.

Gần đây, Trung Quốc ồ ạt biến 7 đá ở Biển Đông thành “đảo nhân tạo”, có đặt một số chốt quân sự nhằm hậu thuẫn cho bước “đòi” chủ quyền đối với hơn 85% diện tích vùng biển chiến lược này. Động thái trên đã gây quan ngại đối với các nước trong khu vực cộng đồng quốc tế.

Nạn buôn người, chương trình tên lửa, hạt nhân của Triều Tiên cũng là những nội dung  được đưa ra thảo luận trong các phiên họp. Thế nhưng tình hình Biển Đông gắn với bước “xây đảo” của Trung Quốc sẽ là chủ đề trung tâm tại các cuộc gặp cấp bộ trưởng ngoại giao diễn ra trong ba ngày từ 4-7/8 tại Kuala Lumpur – một cơ chế đối thoại an ninh thường niên do ASEAN chủ trì.

“Đảo nhân tạo” làm “nóng” các Hội nghị ngoại trưởng ASEAN - 1

“Chúng tôi, cũng như (các nước) ASEAN, đều quan ngại trước quy mô, cấp độ, tiến độ và những hệ quả từ việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo”, một quan chức ngoại giao Mỹ bày tỏ. Ngoại trưởng các nước ASEAN cùng với các đồng cấp Mỹ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và sẽ tham dự Hội Nghị an ninh Khu vực (ARF).

Những hành động gây hấn

Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông hiện nay liên quan đến “5 nước, 6 bên”. Tuy nhiên, Trung Quốc là nước lớn tiếng đòi chiếm trọn Biển Đông. Các nước láng giềng lo ngại trước việc Bắc Kinh ồ ạt xây “đảo nhân tạo”, coi đây là hành động vi phạm các cam kết khu vực về không có các hành động khiếu khích, gây hấn. Đối thoại lần này là dịp để ASEAN và các bên liên quan “trực tiếp thể hiện các quan ngại này với Trung Quốc”, quan chức Mỹ bình luận.

Bất chấp phản ứng từ ASEAN, Trung Quốc ngang ngược phủ nhận các cáo buộc, đòi cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với gần như tất cả Biển Đông – vùng biển có các tuyến hàng hải giao thương huyết mạch, được cho là giàu tiềm năng khí đốt, dầu mỏ. Tiến trình đàm phán xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) nhằm tránh các bước leo thang, đối đầu xung đột vẫn không có nhiều tiến triển, vì những “toan tính” của Bắc Kinh.

Giới phân tích nhận định, Trung Quốc từ lâu đã cố trì hoãn xây dựng COC trong khi lại tăng cường hiện diện trên thực tế ở Biển Đông. “Lãnh đạo Trung Quốc sẽ không ký, hoặc nếu có ký thì sẽ không tuân thủ COC – một văn bản có tính rang buộc với những điều khoản sẽ không cho phép Bắc Kinh muốn làm gì thì làm”, Donald Emmerson, chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á tại Đại học Stanford (Mỹ) nhìn nhận.

Phát biểu tại trụ sở Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở La Haye (Hà Lan), Ngoại trưởng Philippines nói rằng từ rất lâu rồi, Bắc Kinh luôn “giả bộ” về một COC sắp đạt được, trước khi thỏa thuận này biến mất. “Mục tiêu (COC) gần như không đạt được, khi mà Trung Quốc luôn thể hiện sự cứng nhắc tại các cuộc đàm phán đa phương diễn ra trong suốt 13 năm qua”, ông Rosario nói.

Cũng tại La Haye, Phó Chánh án Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio bày tỏ quan ngại bãi cạn Scarborough (cách vịnh Subic 198 km) mà Manila tuyên bố chủ quyền, sẽ là “đảo nhân tạo” kế tiếp được Bắc Kinh xây dựng. Tại đây, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ xây mới căn cứ  hải quân và không quân mới nhằm khống chế vùng biển cận kề và kênh Bashi nằm giữa đảo Y’Ami của Philippines và đảo Orchid trên vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc). Bắc Kinh hiện kiểm soát trên thực tế bãi cạn Scarborough, sau khi các tàu của Trung Quốc và Manila đối đầu hàng tháng trời trên biển hồi năm 2012.

Theo Hoài Thanh/Philstar, AFP

baotintuc.vn

“Đảo nhân tạo” làm “nóng” các Hội nghị ngoại trưởng ASEAN - 2