1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ: Giới quân sự sập bẫy ông Erdogan?

Cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ là một màn kịch mà ông Erdogan đã dàn dựng tuyệt hảo để giới quân sự nước này lao vào bẫy đảo chính.

Tiếp theo, có thêm khoảng 1.800 quan chức có liên quan đến ông Gulen đã bị bắt trong chiến dịch đàn áp hai năm qua, trong đó có 750 sĩ quan cảnh sát, 80 quân nhân. 280 người trong số cảnh sát và quân nhân này vẫn đang phải ngồi tù.

Năm 2015, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tiếp quản 22 công ty trong đó có 2 đài truyền hình thuộc công ty Koza Ipek, có liên quan với ông Gulen. Đầu năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ cũng kiểm soát luôn tờ báo Zaman vì báo này bị cáo buộc trung thành với ông Gulen.

Giới quân sự đã sập bẫy đảo chính của Erdogan?

Thổ Nhĩ Kỳ đã coi “Phong trào Hizmet” và cá nhân ông Gulen là một nguy cơ lớn cần phải triệt hạ ngay lập tức và nhổ sạch gốc rễ. Tháng 5/2015, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã liệt phong trào của vị giáo sỹ này vào danh sách các nhóm hoạt động khủng bố.

Vào tháng 10/2015, ông Gulen đã bị tòa án tối cao ra phán quyết tù chung thân vắng mặt. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ còn huỷ hộ chiếu của ông Gulen, đồng thời nhiều lần đề nghị Mỹ dẫn độ ông này về nước để xét xử nhưng chính quyền Washington đã từ chối.

Ngay sau khi cuộc đảo chính nổ ra, giới chức lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã lập tức chỉ đích danh cuộc đảo chính này do lực lượng trung thành với giáo sĩ Gulen thực hiện. Vị giáo sỹ này đã ra mệnh lệnh đảo chính từ bang Pennsylvania của Mỹ.

Như chúng ta đã tìm hiểu ở bài trước... cuộc đảo chính của nhóm nhỏ quân nhân nước này có rất nhiều điểm bất thường với đường nét chủ đạo là một kế hoạch chống đảo chính được chính quyền hoạch định sẵn.

Ông Erdogan đã lên danh sách và vạch kế hoạch chi tiết để bắt gần 6000 nhân vật cần phải triệt hạ.

Ông Erdogan đã tiến hành một cuộc thanh trừng đối thủ lớn chưa từng có
Ông Erdogan đã tiến hành một cuộc thanh trừng đối thủ lớn chưa từng có

Tuy nhiên, nếu tự nhiên bắt bớ hàng nghìn người trong khi đất nước không có những biến động lớn, không có dấu hiệu chống đối quyết liệt của phe đối lập thì ông Erdogan sẽ bị coi là phản dân chủ, sẽ vấp phải sự chỉ trích quyết liệt của cộng đồng quốc tế và phe đối lập, tư thế “chính nghĩa” sẽ không thuộc về ông ta.

Do đó, Erdogan cần có một cái cớ. Và còn gì tuyệt với bằng thúc đẩy phe thân Gulen buộc phải đảo chính trong tình huống bị động? Khi đó, ông Erdogan sẽ không mắc cái tội danh “phản dân chủ” mà sẽ biến thành “người bị hại”, có đầy đủ lí do để thanh trừng tận gốc rễ đối thủ.

Erdogan thẳng tay thanh trừng phong trào Gulen

Chuẩn bị kế hoạch chống đảo chính và bắt bớ xong, gần sát “giờ G”, ông Erdogan và vài nhân vật chủ chốt ung dung tạm lánh khỏi các dinh thự và cố ý tiết lộ mốc thời gian bắt đầu chiến dịch vào 4h sáng ngày 16/7.

Trước giờ khắc sinh tử, các tướng lĩnh quân đội không còn lựa chọn nào khác đã buộc phải vội vã tiến hành đảo chính để lật đổ chính quyền vào lúc khoảng 3h sáng.

Chỉ chờ con mồi sập bẫy, Tổng thống Erdogan lập tức công bố giới tướng lĩnh quân sự đã “làm phản”, “Phong trào Hizmet” thực sự là một tổ chức khủng bố có vũ trang và phải bị quét sạch khỏi xã hội Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi đó cộng đồng quốc tế vẫn chưa hết bàng hoàng.

Và kết quả như chúng ta đã biết, các đường truyền thông quốc tế bị cắt, lực lượng chống đảo chính nhanh chóng khống chế các điểm nóng cùng với đông đảo “quần chúng nhân dân”, cuộc đảo chính không chuẩn bị trước của hàng loạt tướng lĩnh nhưng chỉ có một dúm binh lính đã nhanh chóng bị đập tan.

Ngọn cờ chính nghĩa “chống đảo chính” được giương cao, ông Erdogan đã mạnh tay quăng ra một mẻ lưới quá lớn để triệt sạch gốc rễ những thành viên của “Phong trào Hizmet”, tất cả phe nhóm của Gulen đã bị chui vào rọ với tội danh “phản loạn”.

Tính đến ngày 16/7, Thổ Nhĩ Kỳ đã ra lệnh bắt giữ tới 2.745 thẩm phán và công tố viên có liên quan đến vụ đảo chính ngày 15/7. Trong đó, có tới hàng chục thành viên của Tòa án Tối cao và các cơ quan trực thuộc Hội đồng tối cao Thẩm phán và một số công tố viên.

Quân đội nước này cũng chịu tổn thất cực lớn bởi chỉ tính đến ngày 17/7, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giam tổng cộng 2.839 sĩ quan có liên quan đến vụ đảo chính, bao gồm 5 tướng và 29 đại tá, cao gấp hàng chục lần so với số lượng binh sĩ tham gia đảo chính.

Theo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, quân đội nước này cần phải được “thanh lọc” khỏi những ảnh hưởng của tư tưởng Gulen. Một khi “làm sạch” xong, quân đội nước này sẽ mạnh hơn, hỗ trợ và phối hợp tốt hơn với các lực lượng NATO.

Những quan chức quân sự nước này sau khi đảo chính xảy ra đã tuyên bố ủng hộ chính quyền và điều quân trấn giữ các địa điểm trong yếu có lẽ cũng không ngờ rằng chỉ 1 ngày sau thảm họa lớn đã xảy đến với quân đội. Trong số những người bị bắt có cả những người vừa tuyên bố ủng hộ ông Erdogan.

Lời kết cho Erdogan

Theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, cuộc đảo chính bất thành này đã cho thấy rằng, Tổng thống Erdogan quả thực là người không đơn giản. Đập tan cuộc đảo chính và thanh toán gọn đối thủ là chiến thắng của ông trước phe quân sự và giới đối lập thân Mỹ.

Các tướng lĩnh quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thân Gulen đã sập bẫy đảo chính của ông Erdogan
Các tướng lĩnh quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thân Gulen đã sập bẫy đảo chính của ông Erdogan

Tuy nhiên, cuộc đảo chính này về bản chất chỉ là hành động phản kháng bộc phát trong tình thế cấp bách của giới quân sự trước âm mưu thanh trừng quân đội của chính quyền, nếu là cuộc đảo chính thực sự, có chuẩn bị thì có lẽ giờ này người chiến thắng không phải là ông Erdogan.

Tuy sau sự kiện này ông Erdogan sẽ củng cố địa vị của đảng cầm quyền, thâu tóm quyền lực tập trung vào tay Tổng thống nhưng về lâu dài, một đất nước mà chính quyền và quân đội luôn xung khắc nhau sẽ không có kết cục tốt đẹp cho đất nước và cả cá nhân người lãnh đạo.

Ông Erdogan không thể diệt hết những mầm mống của phong trào Gulen bởi nó đã bắt rễ sâu trong xã hội Thổ Nhĩ Kỳ và cả nước ngoài. Quân đội và các phe phái đối lập sau bài học xương máu này có lẽ sẽ tạm lắng các hành động nhưng chính trường nước này sẽ dấy lên những cơn sóng ngầm.

Người ta lo ngại, trong tương lai, đất nước Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ xảy ra những cuộc đảo chính quân sự mới, hoặc nếu không thì ông Erdogan cũng không thể sửa đổi hiến pháp để nắm trọn quyền hành suốt đời. Và đến khi nào hạ đài thì ông Erdogan sẽ thấy ngay hậu quả.

Theo Thiên Nam

Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm