1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Dân chuyển giới trong thế giới Hồi giáo

(Dân trí) - Với cơ bắp cuồn cuộn như một vận động viên đấu vật và chất giọng ồm ồm, thật khó có thể tin Hussein Rabei từng là đàn bà. Nhưng khi sống ở Trung Đông, những quy phạm văn hóa có thể khiến người ta không thể được là chính mình.

Rabei, 33 tuổi, trước kia là Zaineb và bị coi là con gái sau khi chào đời với bộ phận sinh dục ngoài giống như âm đạo của người phụ nữ hơn là dương vật của đàn ông. Theo văn hóa Ả rập, và quan niệm cứng nhắc của văn hóa này đối với vấn đề giới tính, các bác sỹ đã bỏ qua những dấu hiệu chứng tỏ Rabei thực sự mang giới tính nam.

 

“Khi tôi kết hôn, chồng tôi thường nói: “Thật buồn cười, khi “gần gũi” em anh có cảm giác như “cùng” với một thằng đàn ông vậy, không phải là với vợ”, Rabei kể về người chồng đã ly dị của mình.

 

Dân chuyển giới trong thế giới Hồi giáo - 1

Khó có thể tưởng tượng được Rabei từng là đàn bà.

Rabei vừa trở về từ Thái Lan sau ca phẫu thuật chỉnh sửa lại giới tính, và anh hi vọng sẽ nhận được sự đồng cảm của các giáo sỹ dòng Sunni và Shiite ở đất nước Hồi giáo Bahraini của anh. Anh là người Bahraini đầu tiên dám công khai chuyện đi phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Theo luật sư của Rabei, việc làm đó đã khiến báo chí xôn xao, và nhiều người lên án.

 

Anh là một trong hàng loạt trường hợp hiếm, có sự kết hợp nhần lẫn giữ gen quy định giới tính của cơ thể và hình thể. Thay vì có hai nhiễm sắc thể X, yếu tố để tạo nên một người phụ nữ, thì anh lại mang nhiễm sắc thể XY, hình thể của đàn ông.

 

Đây là vấn đề phức tạp, xã hội Hồi giáo và Ả rập chưa sẵn sàng đón nhận. “Tôi muốn nói với xã hội rằng đây là một loại bệnh, chứ không phải là sự hư hỏng… nhưng sẽ chẳng có ai lắng nghe cả”, anh tâm sự.

 

Dân chuyển giới trong thế giới Hồi giáo - 2

Rabei giơ bức ảnh mình trước khi được phẫu thuật chuyển đổi giới.

Mặc dù Iran cho phép chuyển đổi giới tính, nhưng đồng tính luyến ái lại bị phạt tội chết hoặc bị bỏ tù, hỏa thiêu ở một số nước Trung Đông khác. Nó cho thấy quan niệm cứng nhắc về giới tính ở đây vẫn chưa chịu thay đổi.

 

“Mỗi lần tôi đến bệnh viện, họ đều nói tôi là phụ nữ”, Rabei cho biết thêm các bác sỹ không chuẩn đoán được hiện tượng thiếu các cơ quan sinh dục nữ bên trong cơ thể mình. Nhân viên ở một bệnh viện thậm chí còn cười ồ lên khi anh đến xét nhiệm xác định gen giới tính của mình.

 

Các bác sỹ thay vào đó đã kê thuốc để kích thích kinh nguyệt, và còn gợi ý phẫu thuật màng trinh để Rabei khỏi gặp trục trặc trong cuộc hôn nhân của “cô”.

 

Thường những người trong tình trạng của Rabei đều không “tâm phục, khẩu phục” với giới tính mà mọi người gán cho, nhưng Rabei thì lại cam chịu. “Đây là xã hội Ả rập. Đó là tất cả những gì tôi có thể nói, với những quy tắc và truyền thống. Người đàn ông phải trong một người đàn ông, người đàn bà phải trong một người đàn bà”.

 

Dân chuyển giới trong thế giới Hồi giáo - 3

Rabei trong bức ảnh với em trai khi còn là "đàn bà".

Cuối cùng Rabei tìm đến một bệnh viện nước ngoài, ở đó người ta phát hiện ra, xét về giới tính Rabei là đàn ông, và Rabei thiếu cơ quan sinh sản nữ. Luật sư của Rabei, người đang đấu tranh để giới tính và tên của Rabei được chính thức công nhận, cho biết mọi chuyện không đơn giản chút nào.

 

“Mọi người chĩa mũi dùi vào cá nhân tôi, chất vấn tôi tại sao lại khuyến khích việc chuyển đổi giới tính. Theo họ, điều này là cấm kỵ ở xã hội Ả rập và Hồi giáo”, luật sư Fouzia Janahi cho biết. Ngoài ra, ông chủ của Rabei yêu cầu anh phải nghỉ việc, các bác sỹ tâm lý từ chối chấp nhận Rabei là một người đàn ông.

 

“Không thể không nói là tôi đang chịu sức ép vô cùng nặng nề. Nhưng những gì tôi làm là đúng về vặt y học, tôn giáo, cũng như pháp luật. Tôi không quan tâm mọi người nói gì. Ơn trời, tôi cảm thấy tôi là một người đàn ông thực sự, tôi chính là tôi”.

 

Nguyên Hạ

Theo Reuters

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm