1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Đảm bảo an toàn cho 10.000 người Việt ở Libya

(Dân trí) - Hiện có khoảng 10.000 người Việt Nam đang sống và làm việc tại Libya. Trước tình trạng mất ổn định ở nước này, Cục Quản lý lao động Ngoài nước yêu cầu các doanh nghiệp đã đưa lao động đi làm việc ở đây triển khai công tác hỗ trợ.<br><a href='http://dantri.com.vn/event-1659/Bieu-tinh-tai-Tunisia-Ai-Cap-lan-rong-Bac-Phi-Trung-Dong.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp;Biểu tình tại Tunisia, Ai Cập lan rộng Bắc Phi, Trung Đông</b></a>

Đảm bảo an toàn cho 10.000 người Việt ở Libya - 1
Nhiều người nước ngoài sống và làm việc tại Libya rời đất nước trong khi bất ổn vẫn tiếp diễn.
Trước diễn biến phức tạp về chính trị, xã hội đang diễn ra tại Libya, chiều 22/2, Cục Quản lý lao động Ngoài nước (QLLĐNN ) đã tổ chức cuộc họp với đại diện các doanh nghiệp có lao động đang làm việc tại Libya, Cục Lãnh sự và Vụ Tây Á – Châu Phi (Bộ Ngoại giao) bàn biện pháp hỗ trợ gần 10 nghìn người Việt Nam đang sống và làm việc tại nước này.

Tại cuộc họp các bên liên quan đã thảo luận các giải pháp đối với các tình huống xấu có thể xảy ra trình các cấp có thẩm quyền để triển khai khi cần thiết.

Theo đó, Cục QLLĐNN yêu các doanh nghiệp tiếp tục phối hợp chặt chẽ với đối tác để đảm bảo an toàn và đời sống cho người lao động; theo dõi sát tình hình, nếu có ảnh hưởng đến tính mạng, công việc, thu nhập của lao động Việt Nam phải báo cáo kịp thời Ban Quản lý lao động, Đại sứ quán ta tại Libya để được hướng dẫn và hỗ trợ xử lý.

Cục cũng  yêu cầi các DN khuyến cáo đến người lao động tránh những địa điểm có biểu tình, tránh tụ tập nơi đông người. Đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp không đưa lao động mới sang Libya.

Báo cáo của Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Libya và báo cáo nhanh của các doanh nghiệp có lao động đang làm việc tại Libya cho biết, trong tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại Libya, có khoảng 2.000 lao động đang làm việc tại thành phố Benghazi là thành phố xảy ra bạo động lớn, số còn lại đang làm việc tại Tripoli và các vùng lân cận.

Đến thời điểm hiện nay, hầu hết các công trường đều đã tạm dừng hoạt động. Lao động ta đã được chủ sử dụng yêu cầu ở trong trại hoặc sơ tán đến nơi an toàn và cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm.

Cùng ngày 22/02/2011, trả lời câu hỏi phóng viên liên quan đến phản ứng của Việt Nam trước tình hình hiện nay tại Libya và việc đảm bảo an toàn cho công dân Việt Nam tại nước này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nói: “Việt Nam quan ngại trước tình hình hiện nay tại Libya và mong muốn tình hình chính trị ở Libya sớm ổn định”.

Bộ Ngoại giao cũng đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Libya theo dõi sát tình hình và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để có biện pháp kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho lao động và kiều dân Việt Nam tại Libya.

P. Thanh