Đại sứ Trương Triều Dương: Philippines là đối tác tiềm năng
(Dân trí) - Đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương cho rằng Philippines là đối tác tiềm năng đồng thời cũng là đối thủ cạnh tranh thu hút đầu tư với Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập ASEAN 2015.
Đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương.
ļp>Năm 1987, Việt Nam và Philippines đã ký Hiệp định thương mại, xin Đại sứ cho biết Hiệp định đã thực hiện từ đó đến nay như thế nào và hợp tác thương mại giữa hai nước có những bước phát triển mới gì?
Việt Nam và PhlippinesĠthiết lập quan hệ ngoại giao năm 1976 và đến năm 1987, hai nước đã ký kết Hiệp định Thương mại song phương, tạo tiền đề cho việc thuận lợi hóa quan hệ giao thương giữa hai bên.
Tuy nhiên, phải đến khi Việt Nam gia nhập ASEAN vào năŭ 1995 và gia nhập Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA) vào năm 1996 thì quan hệ thương mại hai nước mới thực sự có được hành lang pháp lý thuận lợi nhất để phát triển như ngày hôm nay.
Trong hơn mười năm gần đây, tổng kim ngạch tŨương mại song phương đã tăng hơn 6 lần từ 416 triệu USD năm 2002 lên 2,6 tỉ USD năm 2013, trong đó xuất khẩu đạt gần 1,7 tỷ USD, nhập khẩu đạt hơn 900 triệu USD. Điều đặc biệt là gần đây, Việt Nam luôn duy trì xuất siêu sang thị trường với giá trị gần Ċ800 triệu USD tương đương 78% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Philippines.
Trong khuôn khổ chuyến tham dự WEF Đông Á và thăm làm việc Philippines của Thủ tướng Tấn Dũng vào cuối tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc Ũội đàm với Tổng thống Philippines Aquino. Xin Đại sứ cho biết vấn đề hợp tác thương mại nào giữa hai nước được hai nhà lãnh đạo tập trung quan tâm phát triển?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Aquino đã nhất trí tậpč trung nâng tổng kim ngạch thương mại hai chiều lên 3 tỉ USD trước năm 2016. Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo cùng khẳng định hai nước cần tăng cường trao đổi các dự án đầu tư, đẩy mạnh du lịch và hợp tác giáo dục. Phía Việt Nam cũng hứa sẽ bảo đảm xuất khẩuĠgạo cho Phlippinescho đến khi bạn có thể tự túc an ninh lương thực.
Được biết Việt Nam xuất khẩu một số lượng lớn gạo sang Philippines. Xin Đại sứ cho biết rõ hơn về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Philippines.
Gạo là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất và Phlippinescho là thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu cho mặt hàng gạo của Việt Nam, đặc biệt là thị trường xuất khẩu tập trung theo hợp đồng giữa các Chính phủ.
ļ/table>Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường giảm mạnh tới hơn 50% so với năm 2012 do Philippines giảm mạnh đơn hàng nhập khẩu theo hình thức đấu thầu tập trung nhằm hướng tới mục tiêu tự túc lương thực trong năm 2013.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cơn bão Hải Yến năm 2013, Philippines đã thực hiện trở lại việc nhập khẩu gạo theo hình thức tập trung và Việt Nam đã tham gia và trúng thầu cung cấp 500.000 tấn vào tháng 11/2013 và 800.000 tấn vào tháng 4/2014.
Tháng 1/2014, Nghị định thư gia hạn Bản thỏa thuận thương mại gạo Việt Nam- Philippines đã được ký giữa hai bên để áp dụng tiếp cho giai đoạn 2014-2016. Việc tiếp tục gia hạn thực hiện Bản thỏa thuận này có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu gạo sang Philippines trong thời gian vừa qua và trong thời gian tới.
Ngoài xuất khẩu gạo, Việt Nam còn xuất khẩu những sản phẩm chủ Źếu nào khác sang Philippines, thưa Đại sứ?
Trong năm 2013, ba mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang Philippines cho vẫn là gạo (chiếm tỷ trọng hơn 13%), máy móc thiết bị (chiếm tỷ trọng hơn 11%) và sắt thép các loại (cŨiếm tỷ trọng gần 11%), đều đạt kim ngạch trên 180 triệu USD.
Theo những dự đoán gần đây, kinh tế Philippines được đánh giá rất khả quan. Cụ thể trong báo cáo của Moody’s, họ dự đoán năm nay tăng trưởng kinh tế của Philippines sᶽ dẫn đầu châu Á (dự kiến đạt từ 5,3-5,6%, mặc dù thấp hơn năm ngoái) và theo dự đoán của ông Rajiv Biswas, nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của công ty thông tin toàn cầu HIS, thì tới năm 2030, Philippines sẽ là “con hổ” châŵ Á, với nền kinh tế nghìn tỷ USD. Theo Đại sứ thì cần làm gì thêm nữa để Việt Nam- Philippines có thể tận dụng lợi thế của mỗi nước để củng cố hơn nữa hợp tác thương mại giữa hai nước?
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Philippines Ķ tháng đầu năm 2014 giảm xuống còn 5.7% so với mức 6.3% cùng kỳ năm 2013 do ảnh hưởng của bão Hải Yến và chính sách tiền tệ của Mỹ và châu Âu. Tỉ giá Pê-sô giảm 0.1%, chứng khoán giảm 1.6%.
Hiện nay Philippines đang tích cực củng ţố nền kinh tế để tăng cường thu hút đầu tư. Trong bối cảnh hội nhập ASEAN 2015, với dân số lớn, kinh tế vững mạnh, Philippines sẽ là đối tác tiềm năng đồng thời cũng là đối thủ cạnh tranh thu hút đầu tư với ta. Do đó, để tăng cường hợp tác thương mại gũữa hai nước và thúc đẩy thu hút đầu tư với Philippines, ta cần:
- Tăng cường trao đổi, tiếp xúc các đoàn công tác các cấp giữa chính phủ hai nước nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, trao đổi thông tin, và phối hợp nhằm thúc đẩy cáţ hoạt động xúc tiến kinh tế, thương mại giữa hai nước;
- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại như tổ chức các hội thảo giao thương giữa doanh nghiệp hai nước, trao đổi các đoàn doanh nghiệp tham dự các hội chợ, triển lãm tại mᷗi nước;
- Mở rộng các lĩnh vực hợp tác như giáo dục và du lịch. Philippines là nước sử dụng tiếng Anh rộng rãi, chi phí giáo dục rẻ so với các nước khác trong ASEAN. Do đó, ta có thể cử sinh viên Việt Nam sang học hoặc thuê giáo viênĠPhilippines sang Việt Nam giảng dạy để tăng cường khả năng tiếng Anh của lao động Việt Nam. Với dân số gần 100 triệu người, đường bay thẳng từ Manila tới Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã được thiết lập, Philippines cũng là một thị trường thu hút du lịţh tiềm năng của ta.
Xin cảm ơn Đại sứ!
Cũng theo Đại sứ Trương Triều Dương, năm 2013, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trườŮg Phlippines đạt 952,9 triệu USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2012. Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập khẩu từ Phlippines bao gồm máy tính linh, kiện điện tử, máy móc thiết bị, phân bón, kim loại thường khác... |
Chia sẻ với phóng viên Dân Trí vào dịp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm làm việc Philippines hồi cuối tháng 5 vừa qua, bà Nguyễn Hiền, Đại diện công ty Ċ Kagaroo tại Philippines, một doanh nghiệp mới tìm kiếm thị trường tại Philippines, bày tỏ mong muốn chính phủ có thêm nhiều chương trình hỗ trợ thương mại giữa hai nước Việt Nam- Philippines nói chung cũng như về phía doanh nghiệp nói riêng. CụĠthể, bà mong muốn có thêm các chương trình xúc tiến thương mại, các diễn đàn đầu tư để thương hiệu Việt Nam đươc tin cậy và biết đến nhiều hơn tại thị trường Philippines. |
Thùy Trang