1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Da điện tử - Đột phá trong công nghệ sinh học

(Dân trí) - Những “thầy phù thủy” về công nghệ sinh học mới đây đã tạo thành công da điện tử, có thể cảm nhận được cái chạm tay - một bước tiến lớn cho việc phát triển rô-bốt và chân tay giả thế hệ mới.

 
Da điện tử - Đột phá trong công nghệ sinh học - 1
Da điện tử có thể tạo ra cuộc cách mạng trong việc chế tạo rô-bốt tương lai.

 

Tại phòng thí nghiệm, da điện tử có thể phản ứng được hầu hết các áp lực giống như da người thật, với cùng tốc độ. Thông tin được đăng tải trên tạp chí vật chất tự nhiên Nature Materials của Anh.

 

Mặc dù vẫn còn những khiếm khuyết, nhưng da điện tử mới được phát triển là bước tiến lớn nhằm hướng tới thay thế những con rô-bốt vẫn còn khá vụng về ngày nay và các cánh tay giả sẽ được nâng cấp với sự cảm ứng nhanh nhạy hơn.

 

“Con người đều biết làm thế nào để cầm một quả trứng mỏng manh mà không bị vỡ”, Ali Javey giáo sư khoa học máy tính tại Đại học California ở Berkeley, trưởng nhóm nghiên cứu cho hay. “Nhưng khi chúng ta muốn một con rô-bốt sắp đồ ăn, chúng ta vẫn luôn lo nó làm vỡ các cốc rượu trong quá trình đó”.

 

Da điện tử do nhóm nghiên cứu của Javey chế tạo được làm từ "ma trận" các dây nano, gồm germanium và silicon, “tráng” trên một lớp film polyimide dính. Trên cùng “làn da” đó là các bóng bán dẫn nano và tiếp sau là một lớp cao su đàn hồi, nhạy cảm. Da điện tử có thể cảm nhận được áp lực từ 0-15 kilopascals, tương đương với lực cho các hoạt động hàng ngày của chúng ta như gõ bàn phím hay cầm nắm một vật nào đó.

 

Hiện nay, khoa học đã tạo được những thiết bị thay thế tốt cho con người về âm thanh và hình ảnh. Mặc dù vậy, xúc giác vẫn luôn được coi là khó khăn lớn nhất.

 

Phan Anh

Theo AFP

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm