1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Cuộc chiến Syria: Tại sao Nga thắng?

“Trùm chăn” quân khủng bố các loại tại Syria để “quăng bom” là một thành công lớn của Nga về mặt chiến thuật quân sự.

Có thể nói, trong chiến dịch quân sự tại Syria, Nga đã thực hiện một loạt mưu kế khiến Mỹ-NATO đau đầu phán đoán, đối phó…nhưng đáng tiếc là dù vậy, Mỹ-NATO cũng chỉ biết sau khi đã lãnh đòn.

Nga đã tính toán rất kỹ về chiến thuật, chiến lược ngắn hạn cũng như dài hạn và từng bước thực hiện đầy tự tin và khoa học. Nga tìm ra những điểm yếu chết người của Liên minh do Mỹ đứng đầu, đặc biệt là mâu thuẫn giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ để lợi dụng triệt để.

“Syria hóa chiến tranh” kiểu Nga!

Người Mỹ đã từng thực hiện 3 phương thức chiến tranh ở Việt Nam: Chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh. Đó là sản phảm trí tuệ của Mỹ và người Mỹ đã đang áp dụng những phương thức chiến tranh này trên thế giới sau cuộc chiến Việt Nam.

Rút kinh nghiệm từ sự thất bại của Mỹ ở Việt Nam, người Nga đã vận dụng sáng tạo 3 phương thức chiến tranh này tại Syria và kết quả là thay vì bại như Mỹ, thì Nga đã thắng. Thắng về quân sự lẫn chính trị trên chiến trường.

Cuộc chiến Syria: Tại sao Nga thắng? - 1

Mỹ và phương Tây bất ngờ trước sức mạnh của Nga

Về phương thức tiến hành chiến tranh, Nga đã tiến hành đồng thời 3 phương thức chiến tranh trong đó chỉ một nửa của chiến tranh cục bộ, thay vì như Mỹ tiến hành từng phương thức lần lượt.

Nga vừa dùng cố vấn quân sự, huấn luyện đào tạo quân đội, cung cấp trang bị vũ khí và phối hợp sử dụng hỏa lực cùng quân đội Syria tác chiến trên chiến trường.

Về chiến lược, tại Syria, Nga rất rõ ràng, nhằm mục tiêu cụ thể. Trong khi đó chiến lược của Mỹ thì kiểu “nước đôi”, mập mờ, để đạt mục tiêu chủ yếu là loại Assad, cho nên dẫn đến bị động, do dự, thiếu quyết đoán…như Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây đánh giá.

Chẳng hạn, tại sao Mỹ không nghe Ankara lập vùng cấm bay trước khi Nga nhảy vào can thiệp quân sự? Vì Mỹ sợ Thổ Nhĩ Kỳ trỗi dậy, bá quyền, hưởng lợi ở Syria. Tại sao Mỹ càng không kích IS càng mạnh? Vì Mỹ muốn IS là lực lượng mặt đất chủ yếu tiêu diệt chính quyền Assad?

Mỹ thừa biết cái đám phiến quân nổi dậy được hậu thuẫn bởi 5 cha 7 mẹ không phải là đối thủ của Assad, ngay cả đám phiến quân do Mỹ đào tạo mà đám do CIA với đám do Lầu năm góc lại đánh nhau tranh giành thì không thể trông đợi bất kỳ điều gì ở đám nào khác.

Có thể nói, sử dụng IS là ý đồ hiểm của Mỹ, nhưng cũng như cách chơi dao, rất nguy hiểm cho chính mình. Nga khai thác điều này trong chiến thuật “tương kế tựu kế” đã thành công ngoạn mục.

Về ý chí chính trị, lợi thế của Nga trước Mỹ-NATO là chính quyền Syria hợp pháp, quân đội Syria trung thành với chính phủ. Biểu hiện là họ tồn tại hơn 4 năm trời chống thù trong giặc ngoài đến kiệt quệ nhưng không tan rã, đầu hàng, như Iraq hay Lybia.

Đây là sự khác biệt rất lớn về ý chí chính trị của chính quyền Syria với chính quyền Saddam và Gaddafi, là lợi thế có tính quyết định để Nga vạch ra chiến lược, mục tiêu, can thiệp quân sự đúng lúc, đúng thời điểm và tin tưởng vào chiến thắng.

Về sức mạnh quân sự, Nga quá mạnh là điều bất ngờ không chỉ với riêng ai.

Nga buộc Mỹ-NATO phải thúc thủ, án binh bất động, để quây nhốt, “trùm chăn”, quân khủng bố các loại tại Syria đúng với cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng rồi “quăng bom” không thương xót.

Trong chiến dịch quân sự Nga tiến hành tại Syria, hầu như toàn bộ ý đồ tác chiến của Nga hoàn toàn được thực hiện đúng.

Trước hết, đó là phải “trùm chăn” quân khủng bố các loại, nghĩa là bao vây, cắt đứt mọi nguồn tiếp tế từ bên ngoài. Đó là khống chế vùng trời, làm chủ tuyến biên giới.

Quân khủng bố tại Syria tồn tại được là nhờ sự hậu thuẫn từ bên ngoài như là động mạch chủ để nuôi sống cơ thể. Cắt đứt động mạch chủ này thì quân khủng bố, thời gian đồng nghĩa với cái chết.

Thực tế cho thấy tuyến biên giới quan trọng nhất giáp Thổ Nhĩ Kỳ, còn hơn 90 km và Aleppo là quân đội Syria chưa kiểm soát, còn lại Nga và liên minh đã làm được điều mình muốn từ đầu năm 2016.

Có thể nói, “trùm chăn” được quân khủng bố là chiến thắng, là không bị sa lầy và Nga đã làm được khi bên trong, bên ngoài tứ bề thọ địch là thành công rất lớn của Nga về mặt quân sự.

Nếu ai không nghe lời ông Lavrov thì buộc phải làm việc với Shoigu!
Nếu ai không nghe lời ông Lavrov thì buộc phải làm việc với Shoigu!

Bắt đầu từ đây, Nga hoàn toàn chủ động chọn đối tượng tác chiến, khu vực tác chiến, mục tiêu tác chiến dễ dàng như chọn đồ chơi trong túi và với lực lượng không quân chiếm lĩnh vùng trời, Nga và quân đội Syria tác chiến như là cuộc đi săn của đại bàng trên đồng cỏ.

Như chúng ta đã từng biết, mở đầu chiến dịch, đòn tấn công phủ đầu của Nga không phải là vào sào huyệt của IS mà vào phiến quân nổi dậy chống chính phủ các loại vì lúc đó, nó là đối tượng nguy hiểm nhất đe dọa an ninh sống còn của chế độ Assad.

Thỏa thuận ngừng bắn ngày 27/2 lại tạo ra một lợi thế lớn cho quân đội Syria, từ nay họ không lo nhiều về mặt trận sau lưng mà chỉ tập trung vào đối tượng tác chiến chiến lược là IS.

Chỉ có thắng IS, đẩy IS ra khỏi lãnh thổ phía Tây Syria thì cơ may một giải pháp hòa bình cho Syria mới thành hiện thực.

Khi IS bị cô lập, khi IS không có ai dám công khai hỗ trợ vũ khí, đặc biệt là tên lửa phòng không thì không quân Nga các loại sẽ tha hồ làm mưa làm gió trên đầu IS.

Do đó, giải phóng Palmyra, làm gãy xương sống IS mới chỉ là bước đầu và với thế trận này thì việc IS bị đánh tan hoặc tháo chạy khỏi Syria là không tránh khỏi.

(Kỳ tiếp: Mỹ-NATO đã mắc mưu kế Nga)

Theo Lê Ngọc Thống

Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm