1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Cộng đồng người Việt ở New Orleans ra sao?

Đại đức Chân Tâm và trụ trì Giác Đặng của chùa Việt Nam và Pháp Luân ở Houston, Mỹ, nhận định tình hình người Việt lánh nạn về Houston khá hơn nhiều so với các sắc dân khác. Người Việt có thói quen dành dụm, nên khi đi lánh nạn vẫn còn một số tiền trong ngân hàng, vì vậy tình hình không đến nỗi quá bi đát.

Đại đức Chân Tâm của chùa Việt Nam, nơi cứu giúp các gia đình sang tị nạn, tại Houston, Texax, Mỹ, cho biết mỗi ngày chùa đón khoảng 30-40 gia đình người Việt đến nhờ giúp đỡ.

 

Sau khi đến nghỉ ở chùa, họ tiếp tục đi đến nhà người thân. Những người không có người thân, chùa đưa họ đến các gia đình phật tử khác để nương tựa. Một số đang kiếm việc làm tại Houston vì hoạt động ở New Orleans đang ngưng trệ.

 

Còn trụ trì Giác Đặng ở chùa Pháp Luân cho biết đến nay chùa đón khoảng 70 gia đình người Việt sang lánh nạn. Những gia đình này cũng được sắp xếp về gia đình các phật tử địa phương nếu không có thân nhân.

 

Tuy nhiên theo đại đức Chân Tâm, vẫn có một số người Việt là chủ tàu đánh cá ở New Orleans bị trắng tay. Những người này không mua bảo hiểm cho đoàn tàu của mình nên không được bồi thường.

 

Riêng thông tin về 100 gia đình Việt vẫn còn ở lại New Orleans, trụ trì Giác Đặng cho biết ông không thể kiểm chứng được vì hiện nay vùng New Orleans bị mất liên lạc gần như hoàn toàn. 

 

Còn ở khu vực Hong Kong 4, thuộc trung tâm thương mại Hong Kong ở tây nam Houston, bang Texas, có hàng nghìn người Việt tới lánh nạn. Hong Kong 4 cũng là nơi có nhiều người Việt sinh sống.

"Tôi tới đây từ 4h sáng hôm chủ nhật (28/8). Tôi không thể nào liên lạc được với người thân ở New Orleans. Điện thoại thỉnh thoảng mới gọi được, hầu hết là chỉ nhắn tin", một phụ nữ nói.

Một người đàn ông kể ông đã đi suốt 3 tiếng rưỡi từ New Orleans tới Houston hôm 28/8. Ông cho biết, tại nơi ông sống "còn hơn 300 người bị kẹt lại".

Những người Việt và các nhà hàng tại khu Hong Kong 4 đã phân phát thức ăn miễn phí cho người tị nạn. Hội đoàn của người Việt còn nhóm họp với những người người Đông Á khác để lên kế hoạch cứu nạn cũng như quyên góp tiền và thực phẩm, quần áo, thuốc men cho người tị nạn. Ngoài ra, có mấy bác sĩ tình nguyện tới chăm sóc sức khỏe cho những người đi tránh bão.

 

Theo Tuổi trẻ/Vnexpress/BBC

Dòng sự kiện: Bão Katrina ở Mỹ