1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

“Cơn khát vàng trắng” ở Trung Quốc

(Dân trí) - Trung Quốc được xem là thị trường chợ đen ngà voi lớn nhất thế giới. Tại đây, ngà voi có giá rất đắt, thậm chí còn được mệnh danh là “vàng trắng”. Giá của ngà voi tăng tỷ lệ thuận với số voi bị sát hại bất hợp pháp ở châu Phi.

“Cơn khát vàng trắng” ở Trung Quốc
Một cậu bé ngắn nhìn một tác phẩm chạm khắc mô phỏng chiếc bắp cải thảo bằng ngà voi tại cửa hiệu Gongmei ở Bắc Kinh. Tại Trung Quốc, ngà voi được chạm khắc làm đồ trang trí và dùng làm thuốc đông y.

“Cơn khát vàng trắng” ở Trung Quốc
Một ngà voi được trưng bày tại cửa hiệu Gongmei. Các nhà buôn Trung Quốc gọi ngà voi là "vàng trắng", trong khi các nghệ nhân chạm khắc và các nhà sưu tầm gọi chúng là "đá quý hữu cơ".

“Cơn khát vàng trắng” ở Trung Quốc
Các bức tượng bằng ngà voi tạc cựu Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông được bày bán tại một sảnh khách sạn ở Quảng Châu. Giá của chúng dao động từ 3.000-8.000USD. Đằng sau các bức tượng là một thông báo của Cơ quan kiểm lâm Trung Quốc cho phép khách sạn bán tượng ngà voi.

“Cơn khát vàng trắng” ở Trung Quốc
Xu Yongping, 50, tuổi, một nghệ nhân chạm khắc với hơn 30 năm kinh nghiệm, đang tỉ mỉ chạm khắc tác phẩm mang tên “Hồng Lâu Mộng” trên một chiếc ngà voi tại xưởng của công ty chạm khắc ngà voi và ngọc bích Old Phoenix ở Thượng Hải. Cha của ông Xu, từng làm việc tại cùng công ty, đã dạy cho ông cách chạm khắc và ông cũng có ý định truyền nghề cho cậu con trai 20 tuổi chừng nào cậu tốt nghiệp trường nghệ thuật.

“Cơn khát vàng trắng” ở Trung Quốc
Một người học việc đang thực hiện một thiết kế ngà voi tại công ty Old Phoenix. Những người chỉ trích nói rằng chính phủ Trung Quốc đã không hành động đủ mạnh để ngăn chặn việc buôn bán ngà voi trái phép.

“Cơn khát vàng trắng” ở Trung Quốc
Một góc xưởng của Old Phoenix tại Thượng Hải. Theo Quỹ Born Free, một tổ chức bảo tồn động vật hoang dã, chỉ riêng trong năm ngoái, hơn 32.000 con voi đã bị giết chết bất hợp pháp. Các nhà bảo tồn cho biết phần lớn số ngà voi được bán tại Trung Quốc có xuất xứ đáng ngờ.

Ông Xu đang tỉ chạm tác phẩm “Giấc mơ của lâu đài đỏ”, dự kiến mất 3 năm mới hoàn thành.
Ông Xu đang tỉ chạm tác phẩm “Hồng Lâu Mộng”, dự kiến mất 3 năm mới hoàn thành.

Ông Xu đang tỉ chạm tác phẩm “Giấc mơ của lâu đài đỏ”, dự kiến mất 3 năm mới hoàn thành.
Bột ngà voi trắng có giá rất cao. Một số người nói rằng loại bột này thương được các nhân viên cục kiểm lâm địa phương thu mua rồi bán chúng để làm "thần dược", được tin có thể chống lại bệnh ung thư. Tuy nhiên, Cơ quan kiểm lâm quốc gia khẳng định nhân viên của họ không liên quan tới loại bột này.

Ông Xu đang tỉ chạm tác phẩm “Giấc mơ của lâu đài đỏ”, dự kiến mất 3 năm mới hoàn thành.
Chủ một cửa hàng bán ngà voi tại một khu chợ mỹ nghệ ở Trung Quốc. Anh này bán xương lạc đà giống ngà voi và ngà voi thật mà anh nói là ngà voi mamút thay vì nói voi thật để “né” luật cấm bán và xuất khẩu ngà voi. Trước thực trạng số voi bị sát hại bất hợp pháp gia tăng, một số người cho rằng cách duy nhất để cứu voi châu Phi là đưa ra lệnh cấm toán bán ngà voi trên toàn thế giới.

Một tấm biển tuyên truyền cho chiến dịch chống săn bắt voi bất hợp pháp tại Bắc Kinh.
Một tấm biển tuyên truyền cho chiến dịch chống săn bắt voi bất hợp pháp tại Bắc Kinh.
 
An Bình
Theo New York Times

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm