1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Cobra – Phòng họp bí mật dưới lòng đất của Anh

Tổng thống Nga Putin vừa trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được tham quan Trung tâm đối phó khủng hoảng ngầm dưới đất, ngay giữa thủ đô London, Anh.

“Gai” dẫn ông Putin vào trung tâm bí mật này chính là Thủ tướng Anh Tony Blair, khi ông Puint thăm Anh ngày 5/10 vừa qua, bàn chuyện hợp tác song phương chống khủng bố.

Trung tâm bí mật này, viết đầy đủ là Cabinet Office Briefing Room A, nhưng viết tắt lại tình cờ là COBRA (có nghĩa là rắn hổ mang). Đây là nơi Chính phủ Anh họp bàn tình trạng khẩn cấp. Cuộc họp gần đây nhất tại COBRA là về những vụ đánh bom khủng bố London. Lúc đó ông Blair đang dự hội nghị G8 ở Scotland, liền tức tốc bay về chủ trì cuộc họp.

Đương nhiên COBRA được trang bị các thiết bị thông tin liên lạc hiện đại nhất để Chính phủ có thể nắm được nhanh nhất các diễn biến. Nó cũng được coi như một “cộng sự” của Chính phủ trong các trường hợp khủng hoảng khẩn cấp.

COBRA từng mở cửa để giải quyết các khủng hoảng như chiến tranh ở Kosovo năm 1998, những cuộc biểu tình phản đối giá xăng tăng tháng 9/2000, khủng hoảng bệnh lở mồm long móng của gia súc Anh năm 2001.

Sau vụ Mỹ bị không tặc khủng bố 11/9/2001, Tổng thống Blair còn lập Nội các chiến tranh, theo đúng “truyền thống” để đối phó với nguy cơ Anh cũng bị tấn công lớn “như trong thời chiến”.

COBRA cũng họp sau hai vụ đánh bom xe ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vốn gây tổn thất cho Tổng lãnh sự quán Anh và chi nhánh ngân hàng HSBC hồi tháng 11/2003, khiến 61 người chết, gồm Tổng lãnh sự Anh Roger Short.

Mỗi khi họp, nội các Anh sẽ được gọi là Ủy ban tình trạng khẩn cấp (nhân lực tùy bản chất sự cố, khủng hoảng) và có nhiều quyền như có quyền hoãn họp Quốc hội nếu cần thiết, hoặc tuyên bố một kỳ nghỉ ngân hàng để đóng cửa toàn bộ hoạt động kinh tế.

Họ cũng có quyền tịch thu, phá hủy một tòa nhà nào đó, hoặc cấm tụ họp đông người, các hoạt động bị hạn chế, hoặc có quyền yêu cầu quân đội triển khai, lập tòa án đặc biệt để xét xử các nghi can nếu như cảm thấy đang có một kế hoạch gây loạn.

Do Dinh Thủ tướng không phải là nơi an toàn, dễ bị oanh kích hoặc tấn công, nên từ những năm 1980 có quyết định xây PINDAR, một cơ sở mật khác, cũng để chính phủ họp khẩn, dưới trụ sở chính của Bộ quốc phòng, từng là pháo đài ngầm (bunker) trong những năm 1950.

Việt thiết kế xây PINDAR chỉ bắt đầu vào cuối năm 1979 và mãi năm 1987, mới chọn được một nhà thầu để giao công trình. Năm 1992, mới hoàn thành và tốn khoảng 126 triệu bảng Anh, riêng phần lắp đặt các phương tiện thông tin tốn 66 triệu bảng.

Ngoài PINDAR, mỗi cơ quan quân sự đều có pháo đài ngầm chỉ huy, điều phối hành động với Sở chỉ huy điều phối thường trực (lập năm 1996) ở phía bắc London. Đây là nơi tổng chỉ huy các hoạt động quân sự chiến lược của Anh. Trong các “công sự” đầu não phải kể Thành Đô đốc, là cơ sở quân sự dễ nhìn thấy nhất tại London, ngay phía sau Dinh Đô đốc. thành này xây năm 1940 – 1941, làm trung tâm chỉ huy của Đô đốc Anh, với các cơ sở làm việc dưới độ sâu 9m và sau những bức tường chống bom dày 6m. Ngày nay, BQP Anh vẫn sử dụng cơ sở này, có thể dùng làm pháo đài với các lỗ châu mai để chặn quân địch toan chiếm đoạt.

Phòng Nội các chiến tranh là cơ sở quân sự duy nhất ở London trở thành điểm tham quan. Cơ sở này ở tầng ngầm của tòa nhà nay là của Kho bạc Anh, xây năm 1983 và trong Thế chiến 2 là nơi làm việc thường trực của Thủ tướng Winston Chirchill, dù rất đễ bị oanh kích. Không lâu sau Thế chiến 2, nó bị bỏ hoang, chỉ trở thành điểm tham quan di tích lịch sử từ năm 1984 và nay Bảo tàng chiến tranh Hoàng gia phụ trách khâu bảo dưỡng.

Thực ra khu vực mở tour tham quan chỉ là một phần nhỏ của trụ sở nội các chiến tranh, vốn có tổng diện tích 12.000 m vuông, có thẻ chứa 528 người, có đủ lán ngủ, bệnh viện, phòng tập bắn súng, quán căng tin. Phòng bản đồ gấn đó còn nguyên những bàn đố tình hình Thế chiến, cùng các đường dây điện thoại cũ kỹ. churchill ngủ trong một phòng ngủ nhỏ gần Phòng Tình hình, trong khi phòng điện thoại gần đó có đường dây điện thoại nối trực tiếp với Nhà Trắng ở Mỹ.

Thực tế có rất nhiều cơ sở quân sự ngầm dưới lòng đất trung tâm London, chủ yếu được xây thời Thế chiến 2 và Chiến tranh Lạnh.

Người ta không rõ các hệ thống ngầm này có nối kết với nhau hay không, thậm chí không có số liệu rõ ràng về bản chất của các cơ sở mật này

Theo Anh Vũ

Thế giới/E.U