1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Chuyên gia Mỹ: Tên lửa Trident-II chỉ là "đồ chơi" trước Nga

Mỹ vừa phóng thử hai quả tên lửa Trident II từ tàu ngầm ngoài khơi California - vụ thử theo chuyên gia Mỹ chỉ là "đồ chơi" so với Sarmat của Nga.

Động thái kép của Mỹ

Thông tin về cuộc thử nghiệm này được hãng thông tấn RT dẫn lời phát ngôn viên của Hải quân Mỹ John Daniels cho biết.

"Chương trình Hệ thống chiến lược hải quân đã tiến hành vụ phóng thử tên lửa Trident II (D5) theo kế hoạch ở trên biển, từ một tàu ngầm tên lửa đạn đạn lớp Ohio ở ngoài khơi California", John Daniels cho biết trong một thông báo trước truyền thông.

Vị phát ngôn viên này cho biết thêm, hai quả tên lửa được phóng lần lượt vào lúc 3h30 và 6h20 sáng 14/2 (giờ địa phương). Cùng thời điểm đó, người dân địa phương đã xôn xao khi bắt gặp luồng sáng kỳ lạ ở trên bầu trời, khiến họ liên tưởng đến một vật thể bí ẩn nào đó.

Hình ảnh của Trident II trong một lần thử nghiệm.
Hình ảnh của Trident II trong một lần thử nghiệm.

"Những vụ thử tên lửa đều được triển khai trên biển, bay trên biển và hạ cánh trên biển. Không có thời điểm nào tên lửa bay qua đất liền", John Daniels cho biết và khẳng định các quả tên lửa đều được theo dấu chặt chẽ kể từ lúc phóng đi và hạ cánh xuống biển, cũng như không hề được trang bị đầu đạn chiến đấu.

Cùng với việc liên tiếp phóng 2 quả tên lửa Trident II, Mỹ cũng quyết định đổ tiền để sản xuất thêm loại tên lửa này dù chúng được trang bị lần đầu từ những năm 1990. RIA Novosti ngày 15/2 dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, hợp đồng có giá trị khoảng 541 triệu USD.

"Tập đoàn Lockheed Martin đã nhận được hợp đồng hơn 540 triệu USD để sản xuất tên lửa đạn đạo Trident II", nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ nêu rõ. Thời hạn kết thúc hợp đồng là ngày 30/9/2021.

Khiêm tốn trước Nga

Trước động thái kép của Mỹ với tên lửa Trident II, Tiến sĩ Paul Craig Roberts - chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tên lửa tầm xa của Mỹ thẳng thắn nêu rằng, dù Lầu Năm Góc không nói ra nhưng mục đích của việc thử và sản xuất Trident II nhằm tạo thế đối trọng với đối thủ Nga và Trung Quốc.

Mặc dù vậy, theo vị chuyên gia này, so với tên lửa đạn đạo Sarmat Nga đang gấp rút phát triển, tên lửa Trident II của Hải quân Mỹ chỉ là "đồ chơi". Chuyên gia Roberts cho rằng thế hệ siêu tên lửa mới này có sức công phá đủ mạnh để "xóa sạch 3/4 diện tích bang New York của Mỹ" một cách dễ dàng.

Được biết, Cục thiết kế Makayev (Nga) hồi cuối năm 2016 đã lần đầu tiên công bố hình ảnh tên lửa RS-28 Sarmat - vũ khí chiến lược sở hữu những đòn tấn công mục tiêu từ khoảng cách tới 16.000km.

Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov cho hay, khi dòng tên lửa mới này được đưa vào trang bị, đây sẽ là sự đáp trả sáng kiến chiến lược "Đòn tấn công nhanh toàn cầu" và sẽ có thể vượt qua hầu như mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và phương Tây.

Để làm được điều đó, ICBM Sarmat có kết cấu hai tầng, sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng. Động cơ tên lửa lắp đặt trên tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hạng nặng thế hệ mới Sarmat được phát triển trên cơ sở động cơ đang trang bị trên ICBM R-36M2 Voevoda.

"Chúng tôi đang phát triển các thành phần của Sarmat. Động cơ sử dụng trên tên lửa là Proton-PM do Perm Motors hoàn thiện và phát triển. Chúng tôi phối hợp với nhau để tạo ra ICBM Sarmat hoàn chỉnh", vị quan chức này cho biết.

Tầm bắn của Sarmat được xác định vào khoảng 16.000km cho phép ICBM này có thể bắn theo phương thức vòng qua hai cực của Trái đất. Tên lửa Sarmat nặng 105 tấn, mang theo phần chiến đấu nặng trên 10 tấn và có thể mang tới 16 đầu đạn hạt nhân để tấn công nhiều mục tiêu khác nhau.

Cùng với tầm bắn xa, Sarmat cũng sử dụng hệ thống dẫn đường kép và thế hệ đầu đạn tự dẫn mới tự cơ động quỹ đạo cho phép tấn công với độ chính xác cao và xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai, ông Yuri Borisov nhấn mạnh.

Clip Mỹ thử nghiệm tên lửa Trident II hồi năm 2015:

Theo Tuấn Hưng

Đất Việt