Chuyên gia Biển Đông: Mỹ đề xuất "đóng băng leo thang" là dấu hiệu tốt
(Dân trí) - Trao đổi với Dân Trí, chuyên gia nổi tiếng về Biển Đông Richard Hayderian cho rằng, Mỹ cần tham gia tích cực hơn nữa về mặt ngoại giao với ASEAN và tăng cường “dấu chân” về quân sự cũng như chiến lược ở châu Á. Ông cũng cho rằng đề xuất “đóng băng leo thang” ở Biển Đông của Mỹ là dấu hiệu tốt.
Trɯng phần tiếp của cuộc trao đổi với phóng viên Dân Trí, chuyên gia nổi tiếng về Biển Đông, giáo sư đại học Ateneo De Manila, Philippines, đã nói về vai trò của Mỹ, Nhật, những nước lớn trong khu vực và Indonesia, một thành viên tích cực của ASEAN, tronɧ việc tháo gỡ leo thang căng thẳng hiện nay ở Biển Đông.
PV: Kể từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 sâu trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, Mỹ đã ra rất nhiều tuyên bố về vấn đề này. Theo ông ngoàiȠcác tuyên bố, Mỹ cần làm thêm những gì?
Giáo sư Hayderian: Chính quyền Obama trước đó bị chỉ trích không quyết đoán trong việc “kìm” sự hiếu chiến trong vấn đề lãnh thổ của Trung Quốc. Và có một số cơ sở cho điều này. Mỹ không thể ɴuyên bố là một người đảm bảo hòa bình ở khu vực khi không đứng về phía bên nào trong các tranh chấp Biển Đông. Mỹ thậm chí không cam kết ủng hộ quân sự rõ ràng đối với Philippines, một đồng minh theo hiệp ước của Mỹ, nếu một cuộc chiến nổ ra do tranh ɣhấp Biển Đông.
Mỹ rõ ràng là nên có vai trò tích cực hơn nữa. Là một cường quốc biển, Mỹ đã không đẩy lùi hiệu quả được Trung Quốc. Những gì Mỹ cần là phải làm nhiều hơn nữa để là một nước mang lại ổn định trên biển.
Điều này có ngɨĩa là Mỹ phải tham gia tích cực hơn nữa về mặt ngoại giao với ASEAN trong vấn đề Biển Đông và dĩ nhiên phải tăng cường “dấu chân” về quân sự cũng như về chiến lược mạnh mẽ hơn nữa ở châu Á.
Tôi cho rằng chính quyền Obama đã nhận thấy sự nguɹên trạng trên Biển Đông không còn bền vững và đang lâm nguy, ảnh hưởng đến tự do hàng hải trong các vùng biển quốc tế - điều cốt lõi trong lợi ích quốc gia và sự ưu việt về hải quân của Washington ở Thái Bình Dương.
Trong cuộc họp báo quaɮ điện thoại vào ngày 10/6 vừa qua, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách về Đông Á-Thái Bình Dương Dainel Russel gợi ý rằng ASEAN và Trung Quốc cần phải đạt được một thỏa thuận tạm thời “đóng băng leo thang”, trong đó có việc không chiếm thêm các đảo còn vôȠchủ trên Biển Đông. Ngài nghĩ sao về gợi ý này?
Giờ đây Mỹ đang tham gia tích cực hơn và đây là một dấu hiệu tốt. Tôi cho rằng đề xuất của Bộ Ngoại giao Mỹ tạo ra một cơ chế “đóng băng leo thang” lẽ ra phải được đưa ra sớm hơn.
Điều quan trọng vào thời điểm này là tăng cường áp lực mạnh mẽ đối với Trung Quốc nhằm làm giảm leo thang căng thẳng, và để Mỹ, ASEAN cùng các cường quốc Thái Bình Dương khác đóng vai trò làm trung gian. Về chính thức, ASEAN là nhà trung gian chủ chốt, nhưng sự tham gia của Mỹ và các cường quốc Thái Bình Dương khác sẽ tăng cường thêm được áp lực ngoại giao, qua các kênh song phương và đa phương, đối với Trung Quốc và một số nʰớc còn lưỡng lự trong ASEAN.
Trong diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào tháng trước, Nhật đã bày tỏ mong muốn thúc đẩy vai trò mạnh mạnh mẽ hơn của nước này trong an ninh châu Á nhằm “đối trọng” với Trung Quốc. Ngˠi có đánh giá gì về điều này?
Việc Nhật Bản nổi lên là một nước đóng vai trò chủ chốt trong an ninh khu vực là điều vô cùng quan trọng. Dưới chính quyền của Thủ tướng Abe, Nhật đã nới lỏng những giới hạn mà nước này từng tự đặt ra về xuấtȠkhẩu vũ khí, đã tăng cường chi tiêu quân sự và thúc đẩy sửa đổi hiến pháp theo chủ nghĩa hòa bình của Nhật. Nhật cũng nổi lên là một đối tác quan trọng của ASEAN, đặc biệt là với Việt Nam và Philippines.
Theo học thuyết “tự vệ tập trung”, Thủ tướng Abe rõ ràng là đang xem xét đến viễn cảnh Lực lượng tự vệ trên biển của Nhật đóng vai trò trực tiếp hơn trong việc bình ổn Các tuyến thông thương Biển (Sea Lines of Communications-SLOC) như Biển Đông, và hỗ trợ Mỹ cùng các đồng minh theo hiệp ướɣ của Mỹ, như Philippines, nếu một cuộc chiến nổ ra trong khu vực. Không có gì ngạc nhiên, trong Đối thoại Shangri-La, ông Abe đã nói rất rõ Nhật là một “đối trọng” với Trung Quốc.
Chính quyền Obama cũng đã khuyến khích Nhật và các đồng minh Tɨái Bình Dương khác tăng cường vai trò an ninh của họ. Có thể thấy rõ Washington đang dựa nhiều hơn vào các đồng minh chủ chốt của mình, như Nhật, để đảm bảo trật tự tự do ở Đông Á, đặc biệt là trong bối cảnh Mỹ gặp khó khăn về tài chính và ngân sách quốc phòng bị cắt giảm.
Có thông tin cho rằng Ngoại trưởng Indonesia đã đề xuất các ngoại trưởng ASEAN nhóm họp một phiên đặc biệt về căng thẳng hiện nay trên Biển Đông. Chúng ta có thể thấy gì từ điều này thưa ông?
Indonesia lˠ một thành viên ngày càng tích cực của ASEAN. Do sự tích cực về ngoại giao và vị thế kinh tế của nước này, Jakarta hoàn toàn có khả năng hối thúc ASEAN trở thành nhà trung gian hiệu quả hơn trong việc đảm bảo an ninh hàng hải khu vực.
Mặc dùȠkhông phải là một bên trực tiếp liên quan đến những tranh chấp đang diễn ra ở Biển Đông hiện nay, Indonesia đã phủ nhận tuyên bố chủ quyền rộng khắp của Trung Quốc ở Biển Đông, khẳng định “đường chín đoạn” xâm lấn vào cả quyền thực thi pháp luật đối với quần đảo Natuna giàu khí đốt của Jakarta.
Indonesia cũng lo ngại trước những cuộc tuần tra ngày càng được gia tăng của lực lượng bán quân sự Trung Quốc trong chính EEZ của nước này. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi Indonesia đóng vai trò t˭ch cực hơn nhằm thống nhất ASEAN trong các tranh chấp Biển Đông.
Trung Quốc có vẻ như đã nhận thấy ảnh hưởng của Indonesia và đó là lý do vì sao Bắc Kinh đang gửi thông điệp ngoại giao tới Hà Nội và Manila cũng để nhằm vào Jakarta, đặc biệt ɬà trong những giai đoạn khủng hoảng như trong vài tháng qua.
Tôi cho rằng Indonesia cần phải vận động tích cực, mạnh mẽ hơn nữa các nước khác trong ASEAN ủng hộ cho những nỗ lực nhằm xúc tiến COC và chỉ trích mạnh mẽ hơn nữa những hành động ɧây bất ổn của Trung Quốc.
Xin cảm ơn ông!
Vũ Quý