1. Dòng sự kiện:
  2. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt
  3. Chính quyền Trump 2.0
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

Chiêu thức quyến rũ Tân Cương của IS

IS tự xưng hiện nỗ lực "quyến rũ" những tân binh nước ngoài gia nhập lực lượng của chúng bằng những lời hứa hẹn về những hành động phiêu lưu.

Một quan chức cấp cao của khu tự trị Tân Cương, miền Tây Trung Quốc vừa xác nhận, chính quyền khu vực đang "đau đầu" khi phải đối mặt với thực tế, Nhà nước Hồi giáo (IS) đang nỗ lực "quyến rũ" người dân ở đây. Không ít công dân Tân Cương đã vượt biên, tìm đường gia nhập tổ chức khủng bố này.

"Một số người dân Tân Cương đã vượt biên để tham gia IS. Nhóm này đang có ảnh hưởng quốc tế ngày càng gia tăng. Tân Cương cũng đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ nhóm này", ông Zhang Chunxian, một lãnh đạo hàng đầu của Tân Cương, khu vực xa xôi, hẻo lánh, đầy bất ổn của Trung Quốc lần đầu tuyên bố ngày 10/3.

"Chúng tôi vừa phá vỡ một nhóm khủng bố do những cựu binh từng chiến đấu trong hàng ngũ của IS trở về địa phương cầm đầu", ông Zhang tuyên bố.
 
Theo ông Eziz Musar, một quan chức cấp cao khác ở Tân Cương, tại huyện Hotan, chính quyền đã phát hiện được nhiều đối tượng bị IS ảnh hưởng.
 
Cảnh sát bán quân sự tuần tra tại Tân Cương (Ảnh minh họa)
Cảnh sát bán quân sự tuần tra tại Tân Cương (Ảnh minh họa)
 
IS - với những kỹ năng chiêu mộ tân binh tinh vi, ngày càng có sức hút lớn đối với nhiều ngoại binh, bất kể tuổi tác, tôn giáo, giới tính.

IS tự xưng hiện nỗ lực "quyến rũ"  những tân binh nước ngoài gia nhập lực lượng của chúng bằng những lời hứa hẹn về những hành động phiêu lưu, có nhà cửa, việc làm và thậm chí là cả tình yêu.

"IS quảng bá về một xã hội không tưởng để dụ dỗ ngoại binh. Chúng nói với họ rằng đây là nhà nước Hồi giáo thực sự duy nhất trên thế giới và rằng họ có thể trở thành những nhân vật quan trọng trong xã hội đó", bà Lina Khatib, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Đông thuộc Quỹ Carnegie ở Beirut bình luận.

Bằng những lời hứa hấp dẫn và phương thức chiêu dụ đa dạng thông qua mạng Internet, IS đang thu hút hàng nghìn kẻ ủng hộ từ khắp thế giới, đặc biệt là từ các nước phương Tây đầu quân cho chúng.

Ông Adudulrekep Tumniaz, Chủ tịch Viện Hồi giáo Tân Cương nhấn mạnh, Tân Cương có tới hơn 12 triệu người Hồi giáo, chiếm 52% dân số theo đạo Hồi của Trung Quốc. Do đó, việc ngăn chặn khu vực khỏi sự ảnh hưởng của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo cũng như chủ nghĩa khủng bố được xem là vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia.

Để kiểm soát an ninh tại Tân Cương, từ tháng 5/2014, Chính phủ Trung Quốc đã khởi động chiến dịch “nghiêm khắc dẹp trừ hoạt động khủng bố”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tuyên bố cứng rắn sẽ "chủ động tấn công phủ đầu các nhóm khủng bố ở Tân Cương". Trọng tâm chiến dịch chống khủng bố trường kỳ của Bắc Kinh chủ yếu tập trung vào cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ, những người bị tình nghi dung túng cho các phần tử tôn giáo cực đoan được Al Qaeda hậu thuẫn và Phong trào Vâng mệnh Thiên chúa Đông Turkestan.

Tuy nhiên, nhìn vào các vụ việc xảy ra trên thực tế thời gian qua, nhiều ý kiến cho rằng, cách giải quyết mạnh tay của chính quyền Trung Quốc bằng những biện pháp cứng rắn cũng như biện pháp đặc biệt đang dẫn đến sai lầm và làn sóng li khai ở Tân Cương ngày càng trào ngược để đối đầu với chính quyền Trung Quốc.

Bằng chứng rõ rệt nhất là những cuộc tấn công bạo lực bằng vũ khí ở Tân Cương vẫn không dừng lại.

Ông Rian Thum – Phó Giáo sư nghiên cứu về lịch sử người Duy Ngô Nhĩ thuộc Đại học Loyala, New Orleans, Mỹ cho biết, sau những cuộc trấn áp gần đây, tấn công bạo lực sẽ còn tiếp diễn, thậm chí có thể trầm trọng hơn.

Theo Thanh Giang (tổng hợp)
Đất Việt