1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Chiến tranh Nga-Mỹ sẽ xảy ra tại Syria?

Nếu Mỹ không áp đặt được vùng cấm bay trên Syria thì coi như ngày của phiến quân tại Aleppo đang được đánh số.

Mỹ cảnh báo Nga, nếu tiếp tục không kích Aleppo thì Mỹ sẽ không đàm phán (về thỏa thuận Nga-Mỹ đã ký hôm 9/9/2016 vừa rồi).

Điều lạ kỳ thứ nhất là Mỹ đã công khai phá hoại thỏa thuận (không chia tách lực lượng; không hợp tác quân sự với Nga) và Nga đã xác nhận là hành động của Lầu Năm Góc vừa qua, của Mỹ tại HĐBALHQ chứng tỏ “ Mỹ mất khả năng thỏa thuận” thì còn gì mà đàm với phán.

Điều lạ kỳ nữa, cảnh báo tiếp theo của Mỹ là sự đe dọa như của một “đứa trẻ bị đánh roi” rằng, nếu không thì quân khủng bố nó sẽ tấn công Nga không chỉ ở Syria mà ngay trên lãnh thổ Nga.

Cảnh báo này thì Nga quá biết, quá hiểu sự nghiêm trọng của sự khủng bố cho nên Nga đã cho rằng, tấn công tiêu diệt quân khủng bố để bảo vệ mình tại Syria có lợi hơn tại vùng Kavkaz… nên phải chấp nhận trả đũa của bọn khủng bố là tất yếu.

Có điều Nga cũng như dư luận trên thế giới không coi đó là điều cảnh báo của Mỹ mà coi đó là “mệnh lệnh” của Mỹ cho quân khủng bố và chứng tỏ Mỹ là quốc gia nuôi dưỡng tài trợ cho khủng bố mới là nguy hiểm đáng sợ cho thế giới.

Bàn đàm phán về Syria sẽ đông người hơn.
Bàn đàm phán về Syria sẽ đông người hơn.

Ở đây chúng ta chỉ quan tâm nếu Nga vẫn tiếp tục không kích cùng với Syria, Iran, Hezbollah quyết tâm dứt điểm Aleppo thì điều gì sẽ xảy ra?

Một là Mỹ sẽ tăng cường vũ khí cho phiến quân như tên lửa vác vai chống máy bay (MANPAD), tên lửa chống tăng (TOW)…

Tuy nhiên với tầm bắn 5000 m, có thể đe dọa được trực thăng vận tải nhưng MANPAD không đe dọa được Mi-28 và K-52 tấn công ở tầm 10.000 m. Trong khi đó xe tăng T-90 vẫn tỏ ra sức mạnh vô đối trước các loại tên lửa chống tăng.

Vì vậy Mỹ có cung cấp số lượng lớn MANPAD, TOW… cho phiến quân và thực tế phiến quân được cung cấp không thiếu, nhưng chẳng thay đổi được thế trận và hạn chế được đòn không kích của Nga. Mỹ hy vọng Nga sẽ gặp rắc rối như Liên Xô ở Afganistan là hão huyền.

Trong khi đó lựa chọn leo thang của Nga lại đa dạng hơn nhiều, đều là những thứ vũ khí hiện đại, khủng khiếp như xe tăng T-90, các hệ thống phun lửa hạng nặng như TOS-1, bom áp nhiệt thermobaric…

Không những thế Nga còn triển khai những lực lượng mặt đất thiện chiến nằm ngoài biên chế quân đội Nga, đó là “quân đoàn Slav” thuộc quản lý của GRU và tác chiến dưới sự chỉ huy chung của Nga-Syria. Số lượng của quân đoàn Slav có thể tăng nhanh theo tình hình.

Như vậy, xét về lực lượng mặt đất thì lực lượng proxy Mỹ do Mỹ chỉ huy hoàn toàn mất lợi thế và nguy cơ bị tiêu diệt bởi lực lượng proxy Nga do Nga chỉ huy là hiện hữu, chỉ là vấn đề thời gian.

Vì vậy, Mỹ chỉ có thể buộc phải sử dụng con bài cuối cùng: Áp đặt vùng cấm bay trên Syria. (Chúng ta không nêu ra phương án Mỹ sẽ triển khai bộ binh tại Syria vì Lầu Năm Góc "chưa đủ độ điên dại" để làm việc đó).

Để có một vùng cấm bay trên Syria, Mỹ phải tiến hành các bước sau:

Bước một là mở đòn tấn công bằng tên lửa hành trình để vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống phòng không, TTLL, Radar (làm mù và điếc) đối phương.

Bước hai là sử dụng máy bay tiêm kích tuần tra, chiến đấu dưới sự chỉ huy điều phối từ máy bay AWACS.

Cuối cùng là sau khi hệ thống phòng không bị hủy diệt, máy bay ném bom, trực thăng chiến đấu sẽ xuất hiện tham gia tấn công mặt đất hỗ trợ bộ binh.

Mỹ đã thực hiện thành công áp đặt vùng cấm bay ở Iraq, Lybia, Afganistan theo các bước này. Tuy nhiên, tại Syria thì… Syria không phải như các quốc gia đó.

Hệ thống phòng không của Syria là do Nga đảm nhiệm hợp pháp. Do đó áp đặt vùng cấm bay tại Syria là đối đầu trực tiếp với Nga. Nga cũng như Mỹ chỉ có thể cấm người khác chứ không một quốc gia nào, liên minh nào có khả năng cấm bay Nga hay Mỹ.

Nga triển khai S-300, S-400; Nga có sân bay Hmeymim, tuần dương hạm Kuznetsov ở Đông Địa Trung Hải; có hệ thống tác chiến điện tử mạnh; có tên lửa hành trình sẵn sàng từ vùng biển Caspi; có máy bay tiêm kích đánh chặn đáng gờm…

Vì vậy, chỉ khi nào Mỹ loại bỏ hủy diệt toàn bộ hệ thống phòng không của Nga tại Syria thì mới có thể áp đặt được vùng cấm bay trên Syria. Tất nhiên khi đó Nga sẽ không ngồi nhìn và điều gì xảy ra thì ngay thế lực “diều hâu” Mỹ cũng giảm nhiệt.

Có thể nói, nếu Mỹ hành động để thiết lập vùng cấm bay trên Syria là tuyên bố chiến tranh với Nga.

Tuy nhiên, để cứu đám phiến quân proxy của Mỹ đang sắp bị hủy diệt tại Aleppo thì ngoài áp đặt vùng cấm bay tại Syria để cứu nguy ra, Mỹ không còn phương án tác chiến nào khác nào khác. Vì thế, Nga không chủ quan, không loại trừ khả năng này của Mỹ.

Một loạt điều binh của Nga đã chứng tỏ Nga sẵn sàng đối phó với tình huống xấu nhất. Fox News đưa tin tối 3/10 rằng, Nga lần đầu tiên đã triển khai một hệ thống bắn tên lửa ở Syria, để chặn các cuộc tấn công tên lửa hành trình của Mỹ và liên quân.

Fox News dẫn lời hai quan chức Mỹ nói rằng, các thành phần của hệ thống phòng không và chống tên lửa SA-23 Gladiator có tầm bắn khoảng 250km, đã xuất hiện vào cuối tuần qua "trên các bến tàu" của một căn cứ hải quân Nga dọc thành phố Tartus của Syria bên bờ Địa Trung Hải.

Vậy Mỹ có tiến hành hoạt động quân sự áp đặt vùng cấm bay trên Syria hay không? Đáng tiếc là đã quá muộn. Chính hành động do dự của Mỹ khi Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất lập vùng cấm bay từ năm 2012, khiến Nga chớp thời cơ chiếm lĩnh thế trận.

Và, với thế trận bố trí như hiện nay tại Syria, nếu Mỹ vẫn tiến hành áp đặt vùng cấm bay là liều lĩnh, bất khả thi. Điều này đồng nghĩa với ngày của phiến quân proxy Mỹ tại Aleppo đang được đánh số.

Theo Lê Ngọc Thống

Đất Việt