1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Hồng quân Liên Xô:

Chiến thắng bước ngoặt ở Stalingrad

(Dân trí) - Cục diện cuộc chiến có bước ngoặt vào tháng 2/1943 khi quân Đức chịu thất bại lớn trong trận Stalingrad. Là một trong những trận phản công dữ dội nhất lịch sử nhân loại, trận Stalingrad thực sự khởi đầu từ mùa hè năm 1942.

Chiến thắng bước ngoặt

Thành phố Stalingrad, nay đổi tên là Volgograd, là một trung tâm công nghiệp lớn bên bờ sông Volga ở phía Nam nước Nga. Stalingrad tự nó đã là một mục tiêu lớn với quân Đức. Kiểm soát được Stalingrad sẽ mở ra con đường đến những mỏ dầu quan trọng ở vùng Kavkaz. 

Ngay cái tên của thành phố cũng đã khiến Hitler bị ám ảnh bởi chiếm được Stalingrad “thành phố của Stalin” giống như là thực hiện một cú đánh hủy diệt vào tinh thần Xô Viết. Cho rằng đây sẽ là một đòn khiến Stalin không thể nào chịu nổi, Hitler lệnh cho lực lượng quân của hắn: “Không được lùi một bước”.

Trận chiến Stalingrad kinh hoàng kéo dài 199 ngày đêm khiến khoảng 1,5 triệu người chết ở cả hai bên chiến tuyến. Thành phố bị bao vây đã trở thành một “cối xay thịt người” khổng lồ. Thiệt hại của quân Liên Xô rất lớn, đến mức vào lúc đó, thời gian sống sót trung bình của tân binh chỉ chưa đến 1 ngày. 

Xe tăng Đức ở ngoại ô Stalingrad. (Ảnh: 
Xe tăng Đức ở ngoại ô Stalingrad. (Ảnh: incredibleimages4u)

Trận chiến ác liệt trên từng con phố, mái nhà, cầu thang, tầng hầm... Một khu vực có thể bị quân Đức chiếm vào ban ngày thì sẽ bị Hồng quân giành lại khi đêm xuống. Quân Đức gọi riêng kiểu đánh nhau này là chiến tranh kiểu chuột “Rattenkrieg” và cay đắng đùa với nhau rằng dù chiếm được căn bếp nhưng bọn họ vẫn phải tiếp tục đánh nhau để giành phòng khách của căn nhà.

Một khu nhà mà quân Đức không thể nào chiếm được là nơi được gọi là “Nhà của Pavlov”. Vào tháng  9/1942,  một trung đội Hồng quân do Yakov Pavlov chỉ huy đã biến một khu căn hộ ở giữa trung tâm thành phố thành một pháo đài bất khả xâm phạm. 

“Nhà của Pavlov”. (Ảnh:

“Nhà của Pavlov”. (Ảnh: Stalingradinfo)

Bị quân phát-xít vây chặt, nhưng hơn 10 người lính Hồng quân tại đây đã anh dũng đẩy lui nhiều đợt tấn công của địch. Họ đã giữ vững suốt 2 tháng cho đến khi được quân Liên Xô cứu viện và giải vây.

Một huyền thoại khác của chiến trường Stalingrad là người lính bắn tỉa Vasily Zaitsev. Trong các trận đánh bên trong và xung quanh thành phố, Vasily đã bắn hạ hơn 200 lính Đức. 

Báo chí Liên Xô nhanh chóng đưa tin về kỹ năng bắn tỉa tuyệt vời của anh. Câu chuyện lan truyền đến nỗi quân Đức quyết định cử một tay thiện xạ của chúng tìm cách bắn hạ Vasily. Sau cuộc đấu đuổi bắt đầy kịch tính kéo dài nhiều ngày giữa hai người thiện xạ, Vasily cuối cùng đã hạ được đối thủ. 

Dù không được chính thức ghi chép trong tài liệu của Đức hoặc Liên Xô thì câu chuyện về người lính bắn tỉa Vasily vẫn là nguồn cảm hứng để  David L. Robbins viết cuốn tiểu thuyết “Cuộc chiến của đàn chuột” và Hollywood làm bộ phim “Kẻ thù bên cánh cổng”.

Cái giá của chiến thắng

Hồng quân Liên Xô tại thành phố Stalingrad đã kiên cường cầm cự chống quân phát-xít trong lúc kẻ địch mạnh nhất, nhằm làm tiêu hao sinh lực địch. Chờ đến khi thành phố được giải vây, họ quay lại tấn công buộc kẻ xâm lược đầu hàng. 

Trận thắng áp đảo ở Stalingrad có tác động vô cùng quan trọng đưa Hồng quân đến thắng lợi cuối cùng vào đầu tháng 5/1945 khi Berlin sụp đổ hoàn toàn.

Bức ảnh hai người lính Xô viết phất lá cờ đỏ trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức. (Ảnh:

Bức ảnh hai người lính Xô viết phất lá cờ đỏ trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức. (Ảnh: RT)

Ngày 30/4/1945, tập đoàn quân chủ công số 3 của Hồng quân Liên Xô tiến đánh trung tâm thành phố Berlin. Và bức ảnh nổi tiếng hai người lính Xô viết phất lá cờ đỏ trên nóc nhà Quốc hội Đức đã trở thành một hình ảnh biểu tượng của Chiến tranh thế giới lần thứ hai. 

Dù có ý kiến cho rằng  bức ảnh không được chụp đúng thời điểm vinh quang của Hồng quân mà là một hoặc hai ngày sau khi "cơn lốc Đỏ" kéo sập tòa nhà, nhưng bức ảnh đó vẫn là biểu tượng cho vinh quang của Liên Xô mà vinh quang đó đã phải trả bằng một cái giá khổng lồ.
 
Các y tá tìm kiếm và điều trị cho binh lính bị thương. 

Các y tá tìm kiếm và điều trị cho binh lính bị thương. (Ảnh: incredibleimages4u)

Số người Liên Xô thiệt mạng trong cuộc chiến lúc đầu đã bị làm sai lệch ở mức 7 triệu khi lần đầu đánh giá cuộc chiến tranh năm 1946. Thiệt hại về người của Liên Xô ngày nay được ước tính vào khoảng 26,6 triệu, tức là khoảng một nửa tổng số người chết trong Chiến tranh Thế giới thứ hai trên toàn thế giới. 

Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai thường được người Nga gọi là cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và được trân trọng một cách đặc biệt. Với Liên Xô, ngày kết thúc chiến tranh được tính là ngày 9/5/1945 khi quân Đức chính thức đầu hàng. 

Ngày đó đã trở thành một ngày lễ quốc gia – Ngày Chiến thắng và luôn được tưởng niệm bằng một cuộc diễu binh lớn trên Quảng trường Đỏ...

Minh Châu
Theo Russiapedia