1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Chiến sự tại Syria: IS đã tới đường cùng

Mỹ cử đặc nhiệm tới Iraq, đồng thuận với Nga tấn công 2 phe khủng bố, biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa, IS đã tới hồi kết.

Lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ Delta của Mỹ đang bắt đầu nhiệm vụ truy lùng và tiêu diệt đầu não của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Iraq sau khi hoàn thành công tác chuẩn bị, bao gồm xây dựng những ngôi nhà an toàn, thiết lập mạng lưới cung cấp thông tin và phối hợp hoạt động với các đơn vị Iraq và lực lượng người Kurd Peshmerga.

"Điều duy nhất tôi sẽ nói là Lực lượng Viễn chinh nhắm mục tiêu đang ở trong vị trí sẵn sàng chiến đấu. Tôi hy vọng họ sẽ trở thành một phần rất hiệu quả trong chiến dịch tăng tốc tiêu diệt phiến quân IS của chúng tôi", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter phát biểu trong buổi họp báo tại Lầu Năm Góc.

Lực lượng Delta Force.
Lực lượng Delta Force.

“Lực lượng đặc nhiệm sẽ tiến hành các cuộc đột kích, khống chế người vào các căn cứ của nhóm phiến quân IS. Đồng thời, lực lượng này sẽ tiến hành giải cứu các con tin và tù nhân đang bị quân IS bắt giữ. Sự tinh nhuệ của lực lượng đặc nhiệm Delta sẽ khiến IS lo sợ bị tấn công bất cứ lúc nào và bất cứ đâu”, ông Caster cho biết thêm.

Cụ thể, lực lượng Delta có kế hoạch nhân rộng các chiến lược mà các lực lượng hoạt động đặc biệt trước đây đã sử dụng trong nhiều năm qua ở Iraq và Afghanistan. Chiến lược đó bao gồm: Thu thập thông tin tình báo để dàn dựng các cuộc tấn công vào các căn cứ trú ẩn của IS.

Sau đó, từ thông tin tình báo thu thập được tại các trang web, chẳng hạn như máy tính xách tay và điện thoại di động, các lực lượng sẽ cố gắng để nhanh chóng tìm hiểu thêm về mạng IS và nhanh chóng tấn công các mục tiêu khác có liên quan.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng cho hay, trong thời gian sắp tới, lực lượng này cũng sẽ được điều động tới Syria, nơi phiến quân IS đang hoành hành. Tiến hành các hoạt động nhắm mục tiêu bên trong Syria được đánh giá là có khả năng rủi ro hơn bởi vì sẽ không có một lực lượng địa phương nào phối hợp và hỗ trợ hoạt động cùng.

Động thái này được thực hiện khi thông tin về lính khủng bố IS xâm nhập trụ sở một trung đoàn tại khu vực Haditha, tỉnh Anbar vào đêm 29/2 và ra tay giết hại.

Theo đó, giới chức cảnh sát và quân đội Iraq cho biết 4 phần tử đánh bom liều chết thuộc IS đã xâm nhập một trụ sở quân đội nước này ở phía Tây thủ đô Baghdad, sát hại 1 viên tướng cấp cao và 5 binh sỹ khác.

Ngoài ra, việc phát triển quân đội ở Iraq, quốc gia láng giềng cạnh Syria được chú trọng sau khi thỏa thuận ngừng bắn Geneve được thực thi chưa lâu và các bên đều có các bằng chứng cáo buộc nhau vi phạm. Trước khi Geneve được thực thi thì Mỹ, đặc biệt là Ngoại trưởng John Kerry đã từng đánh giá về khả năng không thành công của thỏa thuận này và toan tính chia cắt Syria làm đôi.

Phương án B của vị Ngoại trưởng chưa phát ngôn công khai song ý đồ của ông khi nói " Có lẽ sẽ quá muộn để giữ được toàn bộ lãnh thổ Syria nếu chúng ta cứ tiếp tục chờ đợi" đã cho thấy rõ ràng ý đồ mà trước khi thỏa thuận này được thực thi, việc chia cắt Syria là điều mà Mỹ muốn nhắm đến khi quyết định tương lai ra đi của Tổng thống Syria Basah al- Assad là không thể thực hiện.

Trong khi đó, Nga và Mỹ cũng vừa kết hợp thiết lập quy trình hệ thống tấn công vào "IS và Mặt trận Nusra”.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho hay, các bên “đã đồng ý thiết lập quy trình hệ thống cho phép chúng tôi đảm bảo rằng, các nhiệm vụ được thực hiện thực tế sẽ chỉ tấn công vào “IS và Mặt trận Nusra”.

Washington và Moscow cũng “xem xét rất nghiêm túc các cáo buộc liên quan tới vi phạm thỏa thuận ngừng bắn ở Syria”. “Chúng tôi sẽ xử lý dứt điểm những vi phạm này”, ông Kerry nói.

Nga dự tính đóng cửa biên giới Syria- Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga dự tính đóng cửa biên giới Syria- Thổ Nhĩ Kỳ.

Một điểm nhấn đặc biệt trong tình hình này là Nga đang muốn đóng cửa biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ: "Một nhiệm vụ rất đặc biệt là cắt đứt nguồn tiếp tế từ phía ngoài của các phần tử khủng bố. Để thực hiện mục tiêu này, việc đóng cửa biên giới Syria Thổ Nhĩ Kỳ rất quan trọng".

Ông nhấn mạnh "đánh bại IS, Mặt trận al-Nusra và các nhóm tương tự là điều kiện tiên quyết để đảm bảo quyền lợi cho những người dân đã phải chịu tổn thương trong thời gian dài ở Syria" và toàn bộ khu vực.

Với quyết tâm này của Nga và những động thái mới từ Mỹ ở Iraq, tương lai của IS và al-Nursa đang như đèn treo trước gió. Song sau đó, người ta cũng đang chờ đợi, khuôn mặt thật của 2 ông lớn trên quốc gia Trung Đông này sẽ ra sao?

Theo Huy Vũ

Đất Việt