1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Cảnh báo thủy điện Trung Quốc "ăn lan" nhanh trong khu vực

Dự án thủy điện lớn nhất từ trước đến nay của Tây Tạng - Trạm Thủy điện Zangmu - bắt đầu hoạt động vào ngày 23-11, khiến cộng đồng quốc tế lo ngại rằng những tác động của việc xây đập ảnh hưởng rất lớn đến hàng trăm triệu người ở Nam và Đông Nam Á.

Tuy nhiên Trung Quốc cho rằng bốn công ty điện lớn của Bắc Kinh đã đặt ra kế hoạch cho Tây Tạng một thời gian dài trước đây, theo báo cáo của tờ Dự báo Kinh doanh Quảng Châu thế kỷ 21.

Nhà máy phát điện đầu tiên của trạm, được thiết kế với công suất lắp đặt 85.000 KW, nằm trên sông Yarlung Zanbo-còn gọi là sông Brahmaputra ở Ấn Độ, ở đó nó là trục đường thủy chính.
 
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, trạm thủy điện sẽ không ảnh hưởng đến sự kiểm soát lũ và hệ sinh thái của khu vực hạ lưu. Trong khi đó, Ấn Độ đã bày tỏ mối quan tâm về việc xây đập sông Brahmaputra, một trong những con sông lớn nhất trên dãy Himalaya và là huyết mạch dẫn tới một vùng đất xa xôi, các tiểu bang phụ thuộc nông nghiệp phía đông bắc của Ấn Độ.
 
Nhà máy thủy điện Xiluodu trên sông Kim Sa
Nhà máy thủy điện Xiluodu trên sông Kim Sa
 
Công suất lắp đặt của Trung Quốc phải đạt 380 triệu kW vào năm 2020, một chặng đường dài để đi từ năng lực hiện tại của họ, báo cáo cho biết nhưng không đưa ra so sánh.

Để Tây Tạng có công suất điện năng là 100 triệu kW, bốn công ty điện lớn của Trung Quốc đã đặt ra các dự án cho khu vực này cách đây 10 năm, và các dự án này sẽ sớm bắt đầu xây dựng trong tương lai gần.

Tập đoàn China Huaneng Group chịu trách nhiệm cho sự phát triển của sông Lancang, nửa trên của sông Mekong, con sông có hạ lưu chảy qua nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Tập đoàn Huadian Trung Quốc đang phát triển thượng nguồn của sông Kim Sa, cũng như thượng nguồn của sông Dương Tử.

Tập đoàn Datang Trung Quốc đang thám hiểm các lưu vực sông Nujiang, còn được gọi là sông Salween, chảy từ Trung Quốc qua Myanmar và Thái Lan cuối cùng đổ vào Biển Andamen.

Cuối cùng, Tổng công ty Guodian Trung Quốc lập kế hoạch cho lưu vực Palongzangbu, một con sông băng ăn ở Tây Tạng.
Trong số bốn công ty, Huaneng có công suất lớn nhất. Ngoài trạm Zangmu, Huaneng đã đầu tư 9,5 tỷ nhân dân tệ (tương đương 1.54 tỷ đôla Mỹ) trong việc xây dựng nhà máy thủy điện Jiexu, và thêm bảy tỷ nhân dân tệ (tương đương 1.14 tỷ đôla Mỹ) trong việc xây dựng nhà máy thủy điện Jiacha.

Việc hoàn thành các dự án thủy điện của Tây Tạng được dự báo là rất quan trọng đối với Tổng công ty Lưới điện Nhà nước của Trung Quốc, khẳng định rằng việc làm đó sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế của Tây Tạng và cải thiện sinh kế của người dân.
Doanh số bán điện hiện tại của Tây Tạng đạt 2,5 tỷ kilowatt giờ (kWh), trong khi toàn quốc đạt vài nghìn tỷ kWh, cho thấy lưới điện của Tây Tạng rất yếu và sử dụng năng lượng hạn chế, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của họ.

Để phát triển nền kinh tế Tây Tạng có thể tuyên bố rằng việc phát triển các dự án thủy điện là sự lựa chọn tốt nhất bởi không có nguồn tài nguyên than và phát triển các dự án nhiệt điện thì quá đắt. Phát triển các dự án năng lượng quang điện hoặc gió cũng có khả năng nhưng không hoàn toàn phù hợp với lưới điện nhà nước.
 
Theo Quỳnh Phương
Pháp luật TPHCM