1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Cạn kiệt lương thực, người Indonesia đổ xô tới siêu thị sau động đất

(Dân trí) - Hàng trăm nạn nhân sau trận động đất kinh hoàng tại Indonesia buộc phải đổ xô tới các siêu thị và trạm xăng để lấy lương thực và nhiên liệu do không còn lương thực để duy trì sự sống.

Cạn kiệt lương thực, người Indonesia đổ xô hôi của sau động đất

Hàng trăm người dân tại thành phố Palu, nơi vừa hứng chịu trận động đất và sóng thần kinh hoàng khiến hơn 800 người thiệt mạng hôm 28/9, đã bước qua những mảnh kính vỡ và những rào chắn bên trong các siêu thị và cửa hàng tiện lợi bị tàn phá để “hôi của”. (Ảnh: Reuters)
Hàng trăm người dân tại thành phố Palu, nơi vừa hứng chịu trận động đất và sóng thần kinh hoàng khiến hơn 800 người thiệt mạng hôm 28/9, đã bước qua những mảnh kính vỡ và những rào chắn bên trong các siêu thị và cửa hàng tiện lợi bị tàn phá để “hôi của”. (Ảnh: Reuters)

Nhiều người bất chấp nguy hiểm đã chạy vào bên trong siêu thị và mang về những túi đựng đầy bánh, khoai tây chiên, tã lót, bình ga, khăn giấy và nhiều vật dụng khác. (Ảnh: Reuters)
Nhiều người bất chấp nguy hiểm đã chạy vào bên trong siêu thị và mang về những túi đựng đầy bánh, khoai tây chiên, tã lót, bình ga, khăn giấy và nhiều vật dụng khác. (Ảnh: Reuters)

Họ dường như không quan tâm tới sự an toàn của bản thân, bất chấp những cảnh báo về dư chấn sau động đất cũng như nguy cơ tòa nhà bị đổ sập bất cứ lúc nào. (Ảnh: AFP)
Họ dường như không quan tâm tới sự an toàn của bản thân, bất chấp những cảnh báo về dư chấn sau động đất cũng như nguy cơ tòa nhà bị đổ sập bất cứ lúc nào. (Ảnh: AFP)

“Khi không có viện trợ, chúng tôi cần phải ăn. Chúng tôi không còn lựa chọn khác, chúng tôi phải có đồ ăn”, một người đàn ông nói. (Ảnh: AFP)
“Khi không có viện trợ, chúng tôi cần phải ăn. Chúng tôi không còn lựa chọn khác, chúng tôi phải có đồ ăn”, một người đàn ông nói. (Ảnh: AFP)

Hai đợt dư chấn xảy ra khi những người hôi của đang tập trung bên trong siêu thị khiến nhiều người hét lên: “Động đất”. Tuy nhiên lời cảnh báo này dường như không có tác dụng. Nhiều người vẫn tụ tập trước cửa siêu thị chờ vào lấy đồ. (Ảnh: AFP)
Hai đợt dư chấn xảy ra khi những người hôi của đang tập trung bên trong siêu thị khiến nhiều người hét lên: “Động đất”. Tuy nhiên lời cảnh báo này dường như không có tác dụng. Nhiều người vẫn tụ tập trước cửa siêu thị chờ vào lấy đồ. (Ảnh: AFP)

“Tình huống này buộc chúng tôi phải làm như vậy. Chúng tôi cần mọi thứ, lương thực, nước uống. Chúng tôi lấy bất kỳ thứ gì có thể lấy được. Chúng tôi thậm chí không thể nấu ăn. Đó là lý do chúng tôi phải hôi của”, một nhóm thiếu niên nói với AFP. (Ảnh: AFP)
“Tình huống này buộc chúng tôi phải làm như vậy. Chúng tôi cần mọi thứ, lương thực, nước uống. Chúng tôi lấy bất kỳ thứ gì có thể lấy được. Chúng tôi thậm chí không thể nấu ăn. Đó là lý do chúng tôi phải hôi của”, một nhóm thiếu niên nói với AFP. (Ảnh: AFP)

“Các cửa hàng vẫn chưa mở cửa còn chợ rất vắng. Chúng tôi buộc phải đột nhập vào từng cửa hàng”, Eddy, 33 tuổi, nói khi hôi của tại một cửa hàng. (Ảnh: EPA)
“Các cửa hàng vẫn chưa mở cửa còn chợ rất vắng. Chúng tôi buộc phải đột nhập vào từng cửa hàng”, Eddy, 33 tuổi, nói khi hôi của tại một cửa hàng. (Ảnh: EPA)

Một vài cảnh sát đứng gần hoặc nhìn từ phía bên kia đường nhưng họ cũng không thể, hoặc không nỡ can thiệp vào đám đông đang hôi của. (Ảnh: EPA)
Một vài cảnh sát đứng gần hoặc nhìn từ phía bên kia đường nhưng họ cũng không thể, hoặc không nỡ can thiệp vào đám đông đang hôi của. (Ảnh: EPA)

Ngoài siêu thị, cảnh tượng tương tự cũng diễn ra tại một trạm xăng khi đám đông tìm cách lấy xăng từ một bể dự trữ ngầm. (Ảnh: Reuters)
Ngoài siêu thị, cảnh tượng tương tự cũng diễn ra tại một trạm xăng khi đám đông tìm cách lấy xăng từ một bể dự trữ ngầm. (Ảnh: Reuters)

“Chỉ có duy nhất một trạm xăng vẫn còn hoạt động. Mọi người rất tuyệt vọng”, Ray Pratama, một nhiếp ảnh gia, cho biết. (Ảnh: Reuters)
“Chỉ có duy nhất một trạm xăng vẫn còn hoạt động. Mọi người rất tuyệt vọng”, Ray Pratama, một nhiếp ảnh gia, cho biết. (Ảnh: Reuters)

Người dân đã dùng các can nhựa, chai đựng nước để lấy xăng. Nếu họ bán với giá hợp lý thì được, nhưng họ đang tăng giá chóng mặt đối với các mặt hàng thiết yếu, một phụ nữ nói. (Ảnh: Reuters)
Người dân đã dùng các can nhựa, chai đựng nước để lấy xăng. "Nếu họ bán với giá hợp lý thì được, nhưng họ đang tăng giá chóng mặt đối với các mặt hàng thiết yếu", một phụ nữ nói. (Ảnh: Reuters)

Chính phủ Indonesia đã huy động 6 bếp dã chiến với hy vọng có thể cung cấp 36.000 suất cơm một ngày cùng hàng nghìn chăn đệm cho người dân sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng. (Ảnh: Reuters)
Chính phủ Indonesia đã huy động 6 bếp dã chiến với hy vọng có thể cung cấp 36.000 suất cơm một ngày cùng hàng nghìn chăn đệm cho người dân sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng. (Ảnh: Reuters)

Hậu quả trận động đất và sóng thần tại Indonesia nhìn từ trên cao

Thành Đạt

Tổng hợp

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm