Cận cảnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ
(Dân trí) - Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ là một bộ tư lệnh lớn nhất thế giới, bao quát khu vực rộng tới 100 triệu dặm vuông - tức là hơn một nửa bề mặt Trái đất, từ bờ biển phía tây nước Mỹ đến ngoài khơi phía đông châu Phi.
Cảng nhà của hạm đội là Căn cứ Hải quân Trân Châu Cảng đặt tại Hawaii và dưới quyền chỉ huy của một đô đốc 4 sao. Trước ngày 24/10/2002, chỉ huy cao nhất của Hạm đội Thái Bình Dương có chức vụ là Tổng tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương. (Trân Châu Cảng nhìn từ vệ tinh: Căn cứ không quân Hickam và sân bay quốc tế Honolulu - góc dưới, bên phải)
Một Hạm đội Thái Bình Dương được thành lập vào năm 1907 khi Hải đoàn Châu Á và Hải đoàn Thái Bình Dương sát nhập. Hiện thân hiện nay của hạm đội là từ lúc phân chia Hạm đội Mỹ ra thành Hạm đội Đại Tây Dương và Hạm đội Thái Bình Dương trước Chiến tranh Thế giới thứ II. (Đô đốc James O. Richardson, Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương năm 1941)
Đến tháng 5/1940, đơn vị này đóng căn cứ bên duyên hải phía tây của Mỹ. Trong mùa hè năm đó, để đối phó với Chủ nghĩa Bành trướng Nhật Bản, hạm đội được lệnh tìm một vị trí tiền phương tại Trân Châu Cảng (Pearl Habour) ở Hawaii. (Ảnh chụp ngày 7/12/1941, tàu chiến USS Arizona bị đốt cháy trong cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng)
Trong thời kỳ năm 1941, Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ gồm 9 thiết giáp hạm, 3 hàng không mẫu hạm, 12 tuần dương hạm hạng nặng, 8 tuần dương hạm hạng nhẹ, 50 khu trục hạm, 33 tàu ngầm, và 100 máy bay ném bom tuần tra. Đây là sức mạnh đơn vị vào lúc người Nhật tấn công Trân Châu Cảng. (Đô đốc Husband E. Kimmel, người giữ chức tư lệnh lúc xảy ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng, tại phiên điều trần vụ Trân Châu Cảng)
Tàu chiến USS Essex (CV-9) tại vùng biển trong chiến dịch Okinawa ngày 20/5/1945
Hiện tại, Hạm đội Thái Bình Dương gồm có hai hạm đội mang số là Hạm đội 3 (Đệ tam Hạm đội) và hạm đội 7 (Đệ nhất Hạm đội) cũng như Không lực Hải quân Thái Bình Dương, Lực lượng nổi Hải quân Thái Bình Dương, Lực lượng Tiềm thủy đỉnh Hải quân Thái Bình Dương và các bộ tư lệnh khác với hơn 190 tàu và tàu ngầm, 1.400 máy bay, 191.000 lính thủy và lính thủy đánh bộ ( USS Blue Ridge LCC-19, tàu đô đốc của Hạm đội 7)
Hạm đội 3 là một trong 5 hạm đội mang số của Hải quân Mỹ. Vùng trách nhiệm của Hạm đội 3 gồm 50 triệu dặm vuông khu vực miền đông và miền bắc Thái Bình Dương bao gồm Biển Bering thuộc Alaska, Quần đảo Aleut và một phần Bắc cực. Các đường lưu thông thương mại và dầu hỏa trong vùng này cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Mỹ và của các quốc gia thân hữu trong vùng Vành đai Thái Bình Dương. (USS Makin Island (LHD 8), Tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp, loại mới nhất của Hải quân Mỹ - tàu to nhất thuộc loại này trên thế giới với chiều dài 257 m).
Hạm đội 7 là một đội hình quân sự của hải quân có căn cứ tại Yokosuka (Nhật Bản), với các đơn vị đóng gần Hàn Quốc và Nhật Bản. Hiện tại, đây là hạm đội lớn nhất trong các hạm đội triển khai tiền phương của Mỹ, với 50–60 chiến hạm, 350 máy bay và 60.000 nhân sự hải quân và thủy quân lục chiến. (Hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis của Hạm đội 7)
Đô đốc Gary Roughead trở thành tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ từ 8/7/2005. Ông chịu trách nhiệm về hạm đội lớn nhất thế giới. Tháng 11/2007, ông Roughead đến thăm Việt Nam lần đầu tiên trong cương vị tư lệnh. Tháng 3/2009, Đô đốc Robert Willard, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ từ 2007-2009, cũng đã đến thăm Việt Nam. Tư lệnh đương nhiệm – chỉ huy thứ 59 của Hạm đội này là đô đốc Patrick M. Walsh (ảnh).
Nguyễn Viết
Sưu tầm