1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Các hồng y nhóm họp lần cuối trước ngày bầu giáo hoàng

(Dân trí) - Hôm nay (11/3), các hồng y sẽ có phiên họp cuối cùng tại Rome trước khi mật nghị bầu giáo hoàng mới diễn ra trong ngày mai. Hiện chưa có ứng viên nào được xem là nổi trội cho vị trí người đứng đầu Vatican.

Ngày mai các hồng y sẽ bước vào mật nghị
Ngày mai các hồng y sẽ bước vào mật nghị

Trong ngày mai, cả thế giới sẽ dõi theo quyết định của 115 hồng y, những người sẽ đề cử một trong số họ để lãnh đạo các tín đồ Thiên chúa giáo toàn cầu. 

Theo giới quan sát tòa thánh Vatican, hiện không có ai được xem là ứng viên nổi trội nhưng có 3 người được chú ý hơn cả đó là: Odilo Scherer, vị tổng giám mục của nhà thờ Sao Paulo (Brazil); tổng giám mục Milan Angelo Scola, một người theo trường phái bảo thủ, và Marc Ouellet, một người Canada hiện đang giữ trọng trách cao tại Vatican.

“Tất cả chúng tôi đều chờ đợi cuộc bầu giáo hoàng tới không chỉ bởi lòng tin với Nhà thờ Thiên chúa giáo mà còn bởi cả thế giới đang chờ đợi”, ông Ouellet khẳng định trong một bài thuyết pháp hôm 10/3.

Vào 15h45 (giờ GMT) ngày mai, tất cả các hồng y sẽ tham dự một buổi lễ tuyên thệ về việc giữ bí mật và đợt bỏ phiếu đầu tiên để bầu Giáo hoàng mới cho 1,2 tỷ tín đồ Thiên chúa giáo sẽ được tiến hành. 

Thách thức với các hồng y chính là việc tìm được vị giáo hoàng thứ 266 đủ sức khỏe để đương đầu với những khó khăn mà Nhà thờ Thiên chúa giáo đang gặp phải, vốn đã khiến cựu Giáo hoàng Benedict thấy quá sức và xin từ nhiệm. 

Các hồng y cùng bày tỏ mong muốn lựa chọn một nhân vật khỏe mạnh để giải quyết scandal lạm dụng tình dụng của một số linh mục bị cáo buộc quan hệ với trẻ vị thành niên đã làm tổn hại lớn đến uy tín của Vatican.
Ngoài ra, các hồng y cũng muốn tìm một người có thể tiến hành những cải cách đối với Tòa thành La Mã, chính quyền trung ương của Nhà thờ Thiên chúa giáo, vốn đã chịu nhiều điều tiếng sau khi một người thân cận của Giáo hoàng Benedict tiết lộ những tài liệu giúp phơi bày những mưu đồ bí mật.

Trong khi hồng y Ouellet thu hút sự chú ý bởi ông là tổng trưởng Bộ Giám Mục thì hồng y Scola, 71 tuổi, là người có cùng quan điểm như cựu Giáo hoàng Benedict XVI. Ông Scola có lợi thế bởi không dính líu đến những rắc rối tại Vatican.

Nhà thờ Thiên chúa châu Phi, nơi số lượng giáo dân cũng đang tăng mạnh, trái ngược với tình cảnh tại châu Âu, cũng đang cầu nguyện để có giáo hoàng đầu tiên người da màu. Hy vọng của người châu Phi hiện được đặt vào hồng y Laurent Monsengwo, tổng giám mục của Kinshasa và hồng y Peter Turkson đến từ Ghana.
 
Dù vậy, khả năng để giáo hoàng đến từ lục địa đen rất thấp bởi trong số 115 hồng y, có tới 60 người đến từ châu Âu, 14 người còn lại đến từ Bắc Mỹ. Để trở thành giáo hoàng, một hồng y cần tối thiểu 2/3 số phiếu, tương đương 77 phiếu bầu.

Các hồng y sẽ bỏ phiếu cho đến khi một ứng viên đạt được 2/3 số phiếu ủng hộ. Khi khói từ ống khói trên nhà nguyện Sistine màng màu đen có nghĩa là giáo hoàng chưa được chọn. Ngược lại nếu khói tỏa ra màu trắng, có nghĩa là thế giới đã có giáo hoàng mới.

Thanh Tùng
Theo AFP