1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Các cuộc đảo chính và âm mưu đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ trong 50 năm qua

Trong vòng 50 năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã trải qua nhiều cuộc đảo chính, gây ra hàng loạt xáo trộn trong đời sống chính trị, xã hội của đất nước này.

Đêm 15/7, các tướng lĩnh quân sự Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ tiến hành đảo chính. Cuộc đảo chính sau đó đã bị dập tắt nhưng sự bất ổn ở đất nước này vẫn chưa kết thúc.

Trong vòng 50 năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã trải qua nhiều cuộc đảo chính. Sau đây là chi tiết của những cuộc đảo chính và âm mưu đảo chính ở đất nước này.

Người dân Thổ Nhĩ Kỳ bao vây xe tăng của nhóm đảo chính tối 15/7. Ảnh: Reuters.
Người dân Thổ Nhĩ Kỳ bao vây xe tăng của nhóm đảo chính tối 15/7. Ảnh: Reuters.

Năm 1960

Ngày 2/5/1960, các tướng lĩnh quân sự đến từ các trường cao đẳng Istabul và Ankara đã tổ chức một cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Người đứng đầu cuộc đảo chính là Tư lệnh lực lượng bộ binh, Tướng Cemal Gursel đã đòi cải cách chính trị trước đó. Tuy nhiên, yêu cầu của ông bị từ chối và ông từ chức. Giới chức quân sự Thổ Nhĩ Kỳ đã thành lập Ủy ban Đoàn kết Dân tộc với Tướng Gursel làm Chủ tịch để tiến hành đảo chính.

Cuộc đảo chính kết thúc với 601 người bị đưa ra xét xử, 464 người bị kết án. Ba Bộ trưởng và Thủ tướng Adnan Menderes bị tử hình. 12 người khác trong đó có Tổng thống Celal Bayar được giảm án từ tử hình xuống tù chung thân.

Năm 1971

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa tối hậu thư cho chính phủ cảnh báo rằng cần lập lại trật tự sau nhiều tháng giao tranh, biểu tình giữa phe cánh tả và những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Vài tháng sau đó, cựu Thủ tướng Suleyman Demirel bị ép buộc từ chức và chính phủ mới được thành lập dưới sự giám sát của quân đội. Thiết quân luật được hình thành tại nhiều vùng và cho đến tháng 9/1973 mới được dỡ bỏ hoàn toàn.

Năm 1980

Ngày 12/9/2980, Tướng lĩnh cấp cao của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ Kenan Evren đã dẫn đầu tiến hành vụ đảo chính.

Cuộc đảo chính đã kéo theo những xung đột bạo lực trên đường phố giữa cánh tả và những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Các nhà chính trị hàng đầu bị bắt giữ, Quốc hội, các đảng phái chính trị, và các liên đoàn thương mại bị giải tán.

Hội đồng An ninh Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập với 5 thành viên lên nắm quyền. Hội đồng này đã đình chỉ Hiến pháp hiện hành và thảo ra một Hiến pháp tạm thời, trong đó có quy định gần như không giới hạn quyền lực của các tướng lĩnh quân sự.

Tướng Kenan Evren sau đó đã lên làm Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trong 7 năm tiếp theo.

Năm 1997

Cuộc đảo chính ngày 18/6/1997 diễn ra do Tướng Mustafa Kemal Ataturk dẫn đầu. Phe đảo chính cho rằng Thủ tướng Necmettin Erbakan đã gây ra sự mất ổn định của đất nước.

Dưới sức ép của quân đội, giới doanh nhân, tư pháp và các nhà chính trị gia, Thủ tướng Erbakan đã từ chức.

Năm 2007

Nhóm Ergenekon lần đầu xuất hiện trở lại sau rất nhiều năm vắng bóng trên chính trường. Trong một chiến dịch truy quét ở Istanbul, Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hiện nơi ẩn náu của các thành viên nhóm này cùng kho vũ khí, đạn dược. Hàng trăm người bị bắt giữ với cáo buộc có âm mưu đảo chính chống lại chính phủ của Thủ tướng Tayyip Erdogan.

Tòa đã kết án 275 người trong đó có nhiều luật sư, nhà báo bị tuyên bố là có tội. Hồi đầu năm nay, phiên tòa xét xử những người này đã được tiếp tục mở với tuyên bố của chính phủ rằng nhóm Ergenekon không còn tồn tại.

Năm 2010

Một tờ báo tiết lộ âm mưu đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ được đặt tên là Sledgehammer nhằm mục đích kích động sự hỗn loạn trong xã hội để lật đổ đảng Công lý và Phát triển (AK) của ông Erdogan./.

Theo Phương Chi/VOV.VN/ Reuters, DM