1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Bước tiến mới trong quan hệ Việt - Nga

Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Việt Nam là một trong số rất ít nước Đông Nam Á duy trì quan hệ liên tục với Nga, từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1950.

Bước tiến mới trong quan hệ Việt - Nga

GS Carlyle Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, sẽ tham dự hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông khai mạc ngày 11/11 tại Hà Nội.

Nhiều người thuộc tầng lớp tinh hoa của nước này đã học tập, đào tạo hoặc thăm viếng ở nước kia trong thời gian dài, nên có sự hiểu biết lẫn nhau sâu sắc. Việt Nam quan trọng với Nga, vì Việt Nam đang nổi lên là một nước có sức mạnh chiến lược ở Đông Nam Á và là một thành viên tích cực của ASEAN.

Nga cũng muốn có vai trò lớn hơn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nga nhận thấy cơ hội khi đưa mình vào các vấn đề khu vực và đứng ngoài cuộc ganh đua chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ. Tổng thống Vladimir Putin rõ ràng đã thể hiện mong muốn Nga đóng vai trò lớn hơn ở châu Á - Thái Bình Dương, nhưng tới nay, vai trò này vẫn còn hạn chế. Chưa có bộ trưởng quốc phòng Nga nào tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng, từ khi hội nghị này mở ra. Năm nay, Tổng thống Putin cũng không dự Cấp cao Đông Á.

Chuyến thăm của Tổng thống Vladimir Putin tới Việt Nam ngày 12/11 nên được coi chủ yếu là việc tiếp nối các cuộc trao đổi đoàn cấp cao giữa Nga và Việt Nam theo quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Ông Putin sẽ tái khẳng định sự hài lòng của mình với xu hướng chung trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Chuyến thăm của Tổng thống Putin sẽ đưa quan hệ song phương tiến thêm một bước. Một số thỏa thuận lớn sẽ được ký kết trong chuyến thăm. Hiện nay, quan hệ thương mại hai chiều giữa Nga và Việt Nam không tương xứng với tiềm năng và đây có thể là vấn đề lớn cần được thảo luận.

GS Carlyle Thayer
Theo Tiền Phong

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm