1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Bốn chiến hạm Ấn Độ trở lại Biển Đông, ghé cảng Việt Nam

(Dân trí) - Trong khuôn khổ đợt tập huấn mang tên “Triển khai tại hải ngoại”, bốn tàu chiến thuộc Hạm đội Viễn Đông của Ấn Độ đã ghé cảng Malaysia vào 25/5. Sau Malaysia, ngày 29/5 đội chiến hạm Ấn Độ sẽ ghé Việt Nam, trước khi tiếp tục hải trình qua Philippines.

 

Khu trục hạm INS Satpura của Ấn Độ.

Khu trục hạm INS Satpura của Ấn Độ.

 

Đội chiến hạm đến hoạt động tại Biển Đông lần này đặc biệt bao gồm chiếc INS Satpura - khu trục hạm tàng hình mới vừa được Hải quân Ấn Độ tiếp nhận - cùng với chiếc INS Ranvijay, tàu khu trục lớp Rajput, hộ tống hạm INS Kirch và tàu tiếp liệu INS Shakti. Toàn bộ thủy thủ đoàn trên 4 chiếc tàu lên đến hơn 800 người, nằm dưới sự chỉ huy của Chuẩn đô đốc Ajit Kumar, chỉ huy Hạm đội Viễn Đông.

 

Hai chiếc Satpura và Kirch đến từ Singapore sau khi tham gia cuộc Triển lãm Quốc tế về Quốc phòng Hàng hải, và cuộc Diễn tập Hải quân Song phương Singapore-Ấn Độ. Riêng hai chiếc Ranvijay và Shakti khởi hành từ Port Blair, Ấn Độ.

 

Sau Malaysia, bốn chiếm hạm Ấn Độ sẽ lên đường ghé cảng Việt Nam kể từ thứ tư 29/5, rồi sau đó sẽ đến Philippines. Theo Chuẩn đô đốc Ajit Kumar, việc Ấn Độ cho triển khai của các chiến hạm này đến vùng Biển Đông và vùng biển Tây Thái Bình Dương từ giữa tháng 5 này đến cuối tháng 6 tới đây, sẽ góp phần tăng cường quan hệ quân sự giữa New Delhi với các nước trong khu vực. Ngoài ra chiến dịch này cũng nhằm giới thiệu sức mạnh hải quân của Ấn Độ

 

Trong những năm gần đây, bất chấp một số hành vi sách nhiễu, hù dọa của Hải quân Trung Quốc, Ấn Độ thường xuyên cho chiến hạm của mình đến hoạt động ở vùng Biển Đông, nơi cường quốc Nam Á này có một số hợp tác với Việt Nam trong việc thăm dò và khai thác dầu khí ngoài Biển Đông.

 

Một thỏa thuận ký kết vào tháng 12/ 2012 giữa Tập đoàn dầu khí Quốc gia Ấn Độ ONGC với Việt Nam để thăm dò một lô dầu khí ở vùng biển bị Bắc Kinh tranh chấp là nguyên nhân gây ra khẩu chiến giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Bắc Kinh đã phản đối Ấn Độ và cho rằng mình có chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông.

 

Theo News Strait Times, AFP

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm