1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Biến đổi khí hậu: Từ thất bại Copenhagen tới kỳ vọng New York

(Dân trí) - Thế giới mất 5 năm để nghiền ngẫm bài học từ thất bại của hội nghị Copenhagen, khi đó là hội nghị về khí hậu lớn nhất trong lịch sử. New York thậm chí sẽ phá kỷ lục về quy mô, nhưng quan trọng là chúng ta có thể kỳ vọng những gì từ cuộc gặp lần này?

Ông Robert Orr (giữa) chủ trì cuộc họp báo tại LHQ.

Ông Robert Orr (giữa) chủ trì cuộc họp báo tại LHQ.

Tham vọng của ông Tổng Thư ký

Hội nghị Copenhagťn về biến đổi khí hậu năm 2009 từng là sự kiện cực kỳ đình đám, với sự tham gia của gần 100 nguyên thủ quốc gia. Nhưng rốt cuộc, sự kiện kết thúc mà không đạt được kết quả gì đáng kể.

Trong ngày khai mạc Đại hội đồng khóa 69, hôm 1Ķ/9, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon đã lên tiếng hối thúc cộng đồng quốc tế hành động gấp rút, để chống lại những ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Ông Ban bày tỏ kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu sắp tới, do chǭnh ông khởi xướng và chủ trì, sẽ diễn ra vào ngày 23/9 tới, bên lề Đại hội đồng tại trụ sở LHQ, New York (Mỹ).

Hai mục tiêu chính của ông Ban đối với cuộc gặp lần này là: huy động sự sẵn sàng về chính trị nhằm đạt được một thỏa thuᶭn về khí hậu có ý nghĩa và mang tính toàn cầu, tại Paris vào năm tới; và tạo ra những bước tiến tham vọng nhằm giảm khí thải nhà kính cũng như tăng cường khả năng chống chịu.

Với vai trò và uy tín của vị Tổng Thư ký LHQ, hội nghị lᶧn này dự kiến sẽ có sự tham dự của hơn 120 nguyên thủ quốc gia, trở thành hội nghị lớn nhất trong lịch sử về biến đổi khí hậu. Nhưng quan trọng hơn, hội nghị lần này còn có sự tham gia của các tập đoàn kinh tế lớn, các tổ chức tài chính, và các hiệp hộũ dân sự.

Tại cuộc họp báo ngày 16/9 tại LHQ, ông Robert C. Orr, Trợ lý Tổng Thư ký về điều phối chính sách và kế hoạch chiến lược, đã giải thích ý nghĩa của sự khác biệt của hội nghị lần này.

“Mọi người đều đã rǺt ra được bài học từ những gì đã xảy ra ở Copenhagen. Tại đó có thiện chí rất lớn, nhưng không có sự chuẩn bị cần thiết. Các nhà lãnh đạo “nhảy từ trên trời” xuống các cuộc thương lượng”, ông Orr nói.

Theo ông Orr, tại Copenhagen,Ġđó thuần túy là một cuộc gặp của giới chính trị. Tại New York vào tuần tới, sẽ không chỉ là cuộc gặp chính trị, mà những người đóng vai trò then chốt vận hành nền kinh tế thế giới cũng sẽ có mặt, và khi họ có cùng một tiếng nói chung trong vấn đề này,Ġhọ sẽ tạo ra tác động lớn đối với giới chính trị.

“Chính phủ các nước đang cạnh tranh để thu hút nguồn vốn đầu tư, những nước có chính sách tốt về biến đổi khí hậu sẽ dễ dàng tìm được nguồn đầu tư hơn”, ông Orr nhận định.

Về vấn đề tâm lý, tại Copenhagen mọi người đều muốn đạt được kết quả, nhưng cách tiếp cận kết quả đó lại nghiêng về hướng làm thế nào để phân chia “chiếc bánh của sự thiệt thòi”. Lần này, cách tiếp cận sẽ là làm thế nào để cùng làm nở chiếc bánh của cơ hội. Ông Orr khẳng định, chính phủ các nước đều đã hiểu được sự khác biệt này, đặc biệt là khi liên tiếp những nghiên cứu về khoa học, môi trường và kinh tế học đã cŨỉ ra rằng, chúng ta cần đầu tư càng sớm càng tốt, bởi nếu không đầu tư cho việc ứng phó trong vòng 15 năm tới, cả thế giới sẽ phải đối mặt với thảm họa biến đổi khí hậu.

Theo dự kiến, New York sẽ chứng kiến tuyên bố của các chính qŵyền và các lĩnh vực then chốt về việc cắt giảm khí thải, cũng như sự thể hiện hướng đi và tham vọng của họ về thỏa thuận sắp tới. Đại diện các tổ chức tài chính sẽ công bố về những khoản tiền đang chuyển động dành cho ứng phó với biến đổi khí hậu. Dư lŵận sẽ thấy những tiến bộ thực sự trong việc định giá khí thải carbon. “Tiền và thị trường đang chuyển động nhanh chóng, và hội nghị thượng đỉnh lần này đang thúc đẩy quá trình đó”, ông Orr nhận định.

Quan hệ mật thiết với mục tiǪu phát triển sau 2015

Trụ sở LHQ tại New York.

Trụ sở LHQ tại New York.ļ/span>

Như PV Dân trí đã đưa tin, tại cuộc họp báo ngày 15/9, ông John Ashe, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Khóa 68, đã nhấn mạnh tới Chương trình Phát triển sau 2015 mà trong đó biến đổi khí hậu chắc chắn sẽ là một trong những mục tiêu then cŨốt. PV Dân trí đã đặt câu hỏi với ông Orr rằng, “LHQ kỳ vọng kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu sẽ đóng góp thế nào vào việc thiết lập các mục tiêu về biến đổi khí hậu cho chương trình hành động sau 2015”?

Để trả lời, ông ŏrr cho biết: “Chúng ta có hai tiến trình cùng diễn ra, có liên quan rất chặt chẽ với nhau, đó là khuôn khổ phát triển sau 2015 và khuôn khổ khí hậu sau 2015. Mặc dù có nhiều điểm chung, nhưng vì nhiều lý do, hai tiến trình này vẫn được tiến hành song sůng”.

Theo ông Orr, tiến triển có thể đến từ cả hai phía. “Tuần tới, chúng ta sẽ được chứng kiến sự cam kết nguồn vốn tài chính dồi dào hơn bao giờ hết dành cho biến đổi khí hậu. Nhưng những người đầu tư vào biến đổi khí hậu cũng đầŵ tư vào nhiều thứ khác nữa, trong đó có các khía cạnh khác của mục tiêu phát triển của LHQ. Khi họ đã có kinh nghiệm tốt trong việc chứng kiến LHQ giải quyết vấn đề, chính phủ các nước đang cùng đi theo một hướng nào đó, điều đó sẽ tạo ra sự chắc chắn Ŭớn hơn, và họ sẽ sẵn sàng đầu tư nhiều hơn”, ông giải thích.

Tương tự, quá trình thương lượng cũng như các nhà thương lượng cũng đã trở nên thành thục hơn trong những năm gần đây, rằng biến đổi khí hậu chính là một vấnĠđề phát triển. Đầu tư cho việc ứng phó với biến đổi khí hậu cũng chính là đầu tư cho phát triển. Vì vậy, không thể tách bạch rằng khoản tiền này là dành cho biến đổi khí hậu, khoản kia là dành cho phát triển. Như vậy, sẽ có hai thỏa thuận riêng biệt, nŨưng giữa chúng sẽ có những mối liên hệ rất rõ rệt.


Ông RobeŲt C. Orr, Trợ lý Tổng Thư ký LHQ về điều phối chính sách và kế hoạch chiến lược, trả lời câu hỏi của PV Dân trí

Tuấn Anh (từ New York)