1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Bi kịch cuộc đời nữ phi công Ukraine bị xem là “máy giết người mặc váy” (P1)

Savchenko sinh năm 1981 tại Kiev. Cha của cô là kỹ sư nông nghiệp và mẹ làm nghề thiết kế nội thất. Nhìn chung, điều kiện gia đình của Savchenko rất tốt và cái tên của cô Nadiya Viktorivna có nghĩa là “hy vọng chiến thắng”.

Ngay từ nhỏ, Savchenko đã mơ ước trở thành phi công bảo vệ bầu trời, một giấc mơ khác thường với một cô bé.
 

Khi tốt nghiệp trung học, Savchenko có cơ hội đi theo nghề trang trí nội thất của mẹ và tham gia nghề báo. Tuy nhiên, Savchenko đã quyết tâm nhập ngũ để theo đuổi giấc mơ phi công.

 

Ban đầu, Savchenko được bố trí làm một việc rất phù hợp với phụ nữ trong quân đội là đảm nhận phụ trách thông tin liên lạc nhưng cô nằng nặc đòi sang làm lính dù và trở thành phụ nữ duy nhất trong lực lượng gìn giữ hòa bình của Ukraine tại Iraq từ 2004 đến 2008.
 
Thời điểm Savchenko chưa bị bắt. (Ảnh: Internet)
Thời điểm Savchenko chưa bị bắt. (Ảnh: Internet)

 

Trở thành lính dù vẫn chưa giúp Savchenko thỏa mãn với ước mơ bay lượn giữa bầu trời nên sau khi hoàn thành nhiệm vụ tại Iraq, Savchenko tham gia học viện không quân và được điều về Trung đoàn số 3 tại Lviv. Cuộc đời của Savchenko và của người dân Ukraine khác có lẽ sẽ rất êm đềm nếu không có đợt chính biến vào tháng 3.

 

Chính quyền của ông Viktor Yanukovych bị lật đổ khiến Ukraine rơi vào hỗn loạn. Các tình miền Đông và miền Nam Ukraine coi chính phủ thân phương Tây được dựng lên tại Kiev là vi hiến và quyết định ly khai. Chính quyền Kiev mới tiến hành các chiến dịch quân sự bình định miền Đông và theo lệnh, Savchenko bị điều sang bắn giết những người đồng bào của mình ở miền Đông.

 

Savchenko đang bị giam tại Nga với tội danh gây nên cái chết của hai phóng viên Nga. Ủy ban điều tra Nga cho biết họ đã nắm trong tay bằng chứng cho thấy Savchenko đóng vai trò giặc lái khi tham gia tấn công các chiến binh thuộc phe ly khai tại tỉnh Lugansk. Cụ thể, Savchenko làm xạ thủ nã súng xuống dưới và không cần phân biệt mục tiêu là dân thường hay quân đối phương, gây nên cái chết cho Igor Kornelyuk và Anton Voloshin.

 

Phía Ukraine thừa nhận Savchenko có tham gia trận không kích đó nhưng cho rằng cô không cố ý sát hại 2 phóng viên mà do chính 2 phóng viên này không tuân thủ các quy tắc an toàn ngoài chiến trường nên bỏ mạng.

 

Ngay cả bối cảnh Savchenko bị Nga bắt giữ cũng là đề tài gây tranh cãi lớn giữa Nga và Ukraine. Phía Ukraine cho rằng Savchenko bị bắt bởi lực lượng dân quân Donbass tại làng Metalis thuộc tỉnh Lugansk. Ukraine còn tố cáo rằng phe ly khai tại Lugansk đã chuyển giao tù binh sang cho Nga bất hợp pháp.

 

Ngược lại, Nga cho biết Shavchenko bị cảnh sát biên phòng Nga bắt khi nỗ lực xâm nhập vào lãnh thổ Nga, tại khu vực thành phố Voronezh giáp Ukraine. Phía Nga cho biết “nữ giặc lái” đã chạy vào lãnh thổ Nga để xin tị nạn và trên thực tế thì có nhiều người lính thuộc phe chính quyền Kiev đã bỏ vũ khí trốn sang Nga vì không muốn bắn giết đồng bào của mình ở miền Đông.

 

Ở phía tây Ukraine, người ta coi Savchenko là người anh hùng không bao giờ phản bội quê hương còn tại Nga, báo chi mô tả “nữ giặc lái” là “máy giết người mặc váy”.

Với các binh sĩ xin tỵ nạn, phía Nga đều giúp đỡ chu đáo trong các trại tỵ nạn xây dọc biên giới. Nhưng riêng với Savchenko, họ phải ra lệnh bắt giữ vì cô bị coi là đồng lõa gây nên hai cái chết của phóng viên Nga. Báo Nga còn nghi ngờ Savchenko muốn xin tỵ nạn tại Nga chỉ là nói dối để che đậy âm mưu gián điệp...  

 

 

Theo Anh Tú

Báo Dân Việt