1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Bi hài chuyện xăm mình ở Mỹ

Shad Magness muốn đánh dấu tình yêu với cậu con trai nhỏ mới sinh cách đây 4 năm bằng một sự kiện đáng ghi nhớ. Anh ta đã thuê xăm bằng axít hai chữ tiếng Trung vào một điểm nổi bật ở cánh tay và tin tưởng rằng hình xăm đó có nghãi là “tình yêu duy nhất”.

Dấu hiệu bất ổn đầu tiên xuất hiện sau đó 6 tháng, khi Magness đang đi mua sắm tại một cửa hàng thiết bị văn phòng và người thu ngân cho anh biết rằng biểu tượng trên cánh tay anh không phải là “tình yêu duy nhất” mà là “vết thương tình”.

 

Magness tham khảo ý kiến của vài đồng nghiệp biết tiếng Trung, họ đều khẳng định với anh một tin xấu rằng: hình xăm trên cánh tay anh biểu hiện cho một tình yêu tan vỡ.

 

“Tôi thật sự bối rối về điều này từ khi nghe như vậy”, Magness, một người định giá nhà đất 31 tuổi tại quận Cam, bang California, cho hay. “Tôi nghĩ đây là điều bạn dính phải vì không đọc được hình xăm của mình".

 

Magness đang phải thực hiện một loạt các cuộc điều trị tốn thời gian và đau đớn để xoá bỏ cái biểu tượng đó.

 

Christina Norton ở Redondo Beach, California, cũng đang phải dùng tia laser để xoá hình xăm. “Tôi đã hỏi anh ta là liệu anh ta có chắc không”, Norton nhớ lại. “Anh ta khẳng định rằng anh ta chắc chắn, chính vì thế tôi mới xăm hình đó”. Giờ thì Norton biết rằng hình xăm trên người cô là vô nghĩa khi những chữ cái đó được ghép lại với nhau. “Từ khi tôi biết chuyện đó, tôi quyết tâm phải đi xoá bỏ nó”.

 

James Morel, chuyên gia xoá hình xăm ở Beverly Hills, California, cho biết bệnh viện của ông nhận khoảng 5-6 bệnh nhân mỗi tuần. Đó là những người như Magness và Norton sau khi nhận ra rằng hình xăm tiếng Trung trên cơ thể họ mang nghĩa hoàn toàn khác những gì họ tưởng.

 

Có thể nhận thấy các hình xăm chữ cái tiếng Trung trên người rất nhiều sinh viên Mỹ cũng như các nhân viên quầy rượu ở Berkeley.

 

Britney Spears rõ ràng không thận trọng lắm. Từng có tin rằng ngôi sao nhạc pop này đi xăm một chữ mà cô nghĩ rằng nó có nghĩa là “bí ẩn” nhưng thực sự hình xăm đó có nghĩa là “lạ lùng”.

 

Các nghệ sĩ xăm hình ở Mỹ, vốn rất ít người biết tiếng Trung, thường copy các chữ cái từ bảng mẫu không rõ nguồn gốc và dễ bị nhầm lẫn nếu các nét bị thay thế một cách không chủ tâm hoặc vài nét vẽ vô tình bị thiếu. Đồng thời, khi nghép hai từ với nhau để tạo thành một cụm từ, ý nghĩa của từ ghép này có thể hoàn toàn khác bởi ngữ cảnh thay đổi, và kết quả là, cụm từ được tạo ra hết sức nực cười hoặc còn tồi tệ hơn thế.

 

Những trường hợp bị nhầm lẫn như thế phổ biến đến mức các chuyên gia xoá hình xăm có kha khá đất làm ăn và một sinh viên kỹ thuật người Trung Quốc đã tạo một trang web để đăng những bức ảnh chụp các hình xăm bị hỏng đi kèm với những lời bình luận đầy nhạo báng.

 

Blog kể trên lấy tên "Biết lõm bõm về Hanzi". Hanzi là từ tiếng Trung chỉ chữ tượng hình, gồm khoảng 30 nét và mất nhiều năm luyện tập mới có thể viết thành thạo. Chữ tượng hình cũng được sử dụng rộng rãi tại Nhật với tên gọi kanji và cả Hàn Quốc, nơi các nét vẽ đỡ phức tạp hơn.

 

Các hình xăm chữ tượng hình trở thành phong trào tại Mỹ vào cuối những năm 1980, các chuyên gia xăm mình cho hay. Loại hình này phổ biến từ đầu thế kỷ 20 khi mà các thuỷ thủ đi khắp thế giới và dừng chân tại các bến cảng của châu Á trước khi rời đi với những hình thù đầy màu xắc trên cơ thể, C. W. Eldridge, một nghệ sĩ đồng thời là nhà sử học nghệ thuật xăm ở Berkeley cho hay.

 

Đối với Angela So, 27 tuổi, một người Canada gốc Hong Kong, những người đi xăm chữ tượng hình như tiếng Trung lên người mà không nghiên cứu kỹ lưỡng về ý nghĩa của chúng đang tầm thường hoá ngôn ngữ này.

 

“Rất nhiều người phương Tây xăm mình, và cho dù đó là vì lý do cá nhân đi nữa thì họ cũng đang làm mọi thứ trở thành ngoại lai”, So bình luận. “Họ đang phỉ báng văn hóa đó. Nói cho cùng thì văn hóa Trung Hoa đã có mặt hàng nghìn năm rồi”.

 

“Nếu bạn định vẽ lên cơ thể mình một thứ vĩnh viễn như vậy, bạn nên bỏ công tìm hiểu”, Marisa DiMattia, một luật sư ở New York đồng thời là biên tập viên tạp chí xăm online có tên Needled, cho hay. "Đừng hy vọng thợ xăm nói rằng ‘hình này không mang nghĩa mà bạn tưởng đâu”.

 

Lời cảnh báo đó có thể được mở rộng sang bên kia bờ Thái Bình Dương, nơi mà văn hoá xăm trổ đang nở rộ tại Nhật và nghệ thuật xăm vẽ lên cơ thể cũng đang bắt đầu nhen nhóm tại Trung Quốc.

 

Một nhà hàng ở Nhật với chiếc biển hiệu bằng tiếng Anh bị sai ngữ pháp. (engrish.com) Tang hiểu rõ rằng ngọn gươm của sự mù tịt về ngoại ngữ có thể cắt cả hai phía. Blog của anh được lấy cảm hứng từ trang engrish.com, trong đó liệt kê những lỗi sai về tiếng Anh trên những chiếc áo phông, bảng hiệu hay bao bì của nhiều sản phẩm ở châu Á.

 

Horitaka, một nghệ sĩ xăm ở San Jose, California, người thiết kế phong cách Nhật truyền thống và cũng đến Nhật thường xuyên, cho biết: “Giới trẻ ở đó hay ở đây thì cũng giống nhau mà thôi. Rất nhiều người Mỹ muốn xăm tiếng Nhật vì nó mang chất ngoại trong khi nhiều người Nhật lại muốn những từ của phương Tây”.

 

Theo Ngọc Sơn

Vnexpress/NYT