1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Báo Trung Quốc: Việt Nam sắm thêm 20 "mắt thần" canh biển Đông

Việt Nam sẽ hoàn thiện hệ thống radar đã có bao gồm các loại radar Kolchuga (Ukraina) và Tamara (CH Séc), tạo thành hệ thống 'mắt thần' tinh vi có khả năng phát hiện mọi loại máy bay tàng hình.

Hoàn Cầu trích dẫn nguồn báo Nga hôm 16/7 loan tin Việt Nam sẽ mua thêm hàng chục hệ thống radar phòng không thế hệ mới Vostok-E của Belarus ngoài 7 bộ đã mua từ năm 2005 và có thể được triển khai trấn giữ biển Đông.

Trong thời đại chiến tranh công nghệ cao hiện nay, với radar chống tàng hình mới của Nga sử dụng dải băng tầng VHF sẽ khiến cuộc chiến giữa tàng hình và chống tàng hình càng trở nên thú vị hơn. Hiện, Viện Công nghệ vô tuyến và thiết bị NNIIRT của Nga được giao phát triển loại công nghệ mới trên dải băng tần VHF tương tự hệ thống radar hải quân SPY-1 Aegis của Mỹ.

Theo tạp chí "Đánh giá quân sự" của Nga, Việt Nam sẽ mua một số lượng lớn loại radar phòng không Vostok-E, và có thể được triển khai theo chiều dọc Biển Đông. Theo phân tích, loại radar này là tốt hơn so với sản phẩm tương tự ở Nga, với một đầu dò và lock máy bay chiến đấu tàng hình.
 
'Mắt thần' Vostok-E có khả năng phát hiện tất cả các loại máy bay tàng hình tối tân nhất.

'Mắt thần' Vostok-E có khả năng phát hiện tất cả các loại máy bay tàng hình tối tân nhất.

Theo tạp chí nói trên, Việt Nam đã triển khai radar Vostok-E này trong bối cảnh Trung Quốc sẽ triển khai máy bay tàng hình J-20 ở phía Nam quốc gia khổng lồ này.

Ngoài ra, bằng cách tăng cường hợp tác quân sự với Belarus, trong phát triển vũ khí cũng có thể giúp Việt Nam thoát khỏi sự phụ thuộc quá nhiều vào tình hình vũ khí của Nga. Báo cáo của Ủy ban Công nghiệp quân sự Belarus cho biết, phái đoàn vừa kết thúc chuyến thăm Việt Nam, hai bên đã ký một thỏa thuận hợp tác quốc phòng mới. Hợp tác tập trung vào "các chương trình đào tạo kỹ thuật, nghiên cứu công nghiệp và phát triển sản xuất".

'Mắt thần' Vostok-E có khả năng phát hiện tất cả các loại máy bay tàng hình tối tân nhất.


'Mắt thần' Vostok-E có khả năng phát hiện tất cả các loại máy bay tàng hình tối tân nhất.

Vostok-E của Việt Nam cùng với radar Kolchuga (Ukraina) và Tamara (CH Séc) mà Việt Nam sở hữu sẽ hình thành một hệ thống 'mắt thần' phòng thủ chặt chẽ chống các mục tiêu bay tàng hình và không tàng hình một cách hiệu quả.

Tạp chí "Đánh giá quân sự" cho rằng, trên thực tế, Việt Nam và Belarus đàm phán liên quan đến nhiều nội dung cụ thể, điều quan trọng nhất về hợp tác radar Stoke-E (phiên bản mới nhất của Vostok-E). Từ năm 2005, Việt Nam đã nhập khẩu 7 bộ Vostok-E, Stoke-E…

Radar Stoke-E vận chuyển bằng xe tải 6X6. Trong trường hợp không bị đối kháng điện tử trong hoặc với các máy bay chiến đấu SU-27, khoảng cách phát hiện tối đa của nó là 360 km, với các máy bay tàng hình F-117, máy bay ném bom tàng hình B-2, khoảng cách phát hiện mục tiêu của loại radar này tới 350 km. Với điều kiện gây nhiễu, tác chiến điện tử, Stoke-E vẫn có thể phát hiện trong khoảng cách 255 km máy bay chiến đấu F/A-18. Ngay với các máy bay tàng hình tiên tiến nhất F-22, radar này cũng có thể phát hiện ở khoảng cách ngắn nhất là 57 km.
 
Trung Quốc đang cố gắng phát triển tiêm kích tàng hình cỡ nhỏ J-31.

Trung Quốc đang cố gắng phát triển tiêm kích tàng hình cỡ nhỏ J-31.

Theo báo cáo, tại cuộc đàm phán, Belarus bán cho Việt Nam 20 bộ radar Stoke-E Vostok-E. Belarus không chỉ đồng ý với yêu cầu của phía Việt Nam, các lực lượng phòng không Việt Nam cũng được Minsk đào tạo để họ có thể sử dụng tốt hơn của radar này.

Vostok-E sẽ là thay thế hoàn hảo cho loại radar thế hệ trước P-18 của Việt Nam.

Với cơ cấu thủy lực, cơ khí tiên tiến, đài radar Vostok E của Belarus triển khai và thu hồi 1 trạm chỉ trong vòng 6 phút, đáp ứng yêu cầu tác chiến cơ động trận địa. Do được lắp trên một xe quân sự nên trạm radar có tính việt dã cao.

Trạm Vostok E phát sóng VHF trong dải tần 175MHz, có tầm phát hiện máy bay tàng hình F-117A trong môi trường nhiễu tích cực là 72km, trong môi trường không nhiễu tới 340km.

Nếu phát hiện máy bay B-52 trong môi trường nhiễu tích cực, Vostok E có thể phát hiện từ 255km, không nhiễu là 720km.

J - 20 của Trung Quốc.

J - 20 của Trung Quốc. 

Vostok E sử dụng ăng-ten mảng pha hoạt động phát-thu bằng cách bức xạ thông qua các mô-đun. Radar có tần số trung tâm 175 MHz, đổi tần linh hoạt với trên 50 kênh, sử dụng 1 trong 2 tần số nhảy ngẫu nhiên, Vostok E có khả năng kháng nhiễu và phát hiện được máy bay tàng hình.

Hệ thống Vostok E có tổ hợp cập nhật và xử lý phần tử số hoá giúp phát hiện và bám cùng lúc trên 120 mục tiêu. Vostok E khó bị phương tiện trinh sát điện tử của đối phương phát hiện ở tầm ngoài 203km. Sai số đo xa của trạm này chỉ là +/- 25m; sai số phương vị +/- 1độ; sai số tốc độ +/- 1,8m/giây. Vostok E cho phép xử lý dữ liệu thu được hoàn toàn tự động. Nó liên kết với kênh RF datalink (truyền dữ liệu đi xa). Toàn bộ trạm anten được lắp trên một xe quân sự nên tính việt dã cao.

Hoàn Cầu còn cho biết trong cuộc hội đàm, phía Việt Nam đã yêu cầu Belarus tiếp tục bán 20 hệ thống radar VOSTOK-E. tháng 6/2013, Việt Nam sẽ đưa học viên sang đào tạo chuyển loại và tiếp nhận công nghệ tại Belarus. Như vậy, Việt Nam sẽ bổ sung và hoàn thiện thêm hệ thống radar bao gồm các loại radar Kolchuga (Ukraina) và Tamara (CH Séc), tạo thành hệ thống 'mắt thần' tinh vi có khả năng phát hiện mọi loại máy bay tàng hình.

Theo L.T
Tiền phong