1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Báo Nga: Trung Quốc chớ nên "già néo đứt dây"

Bất chấp những động thái mạnh bạo gần đây của Trung Quốc, Báo "Độc lập" (Nga) nhận định đây chỉ là "chiến thuật mồm" của quốc gia này, còn như đẩy căng thẳng tranh chấp biển đảo trong quan hệ với Nhật Bản thành một cuộc chiến thực sự thì Trung Quốc đang hết sức tránh.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo báo trên, trong một cuộc họp bí mật tại Bắc Kinh hồi tháng 10/2013, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vạch rõ đường hướng trên và coi đó là "kim chỉ nam" trong quan hệ với Nhật Bản. Một trong những lý do khiến Trung Quốc quyết không để xảy ra xung đột quân sự với Nhật Bản còn là vì không muốn bất kỳ sự can dự nào của Mỹ vào tranh chấp giữa hai nước đối với nhóm đảo nhỏ trên biển Hoa Đông.

Báo Nga nhận định, một mặt tăng cường "võ mồm", song mặt khác Trung Quốc lại hết sức giữ bí mật lập trường của mình để không làm suy yếu áp lực lên Tokyo. Trong khi đó, theo nhận định của các chuyên gia, chính sách của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, được coi là sẽ hồi sinh chủ nghĩa quân phiệt, cũng đang khiến không ít người Trung Quốc lo ngại. Dù thế nào, Trung Quốc sẽ đưa tàu chiến tới khu vực tranh chấp, song đồng thời cũng đòi hỏi Mỹ không can thiệp vào cuộc xung đột.

Việc Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ngày 19/1 kêu gọi đối thoại thượng đỉnh thẳng thắn với lãnh đạo Trung Quốc và Hàn Quốc để giải quyết các vấn đề tranh chấp chủ quyền và lịch sử, nhưng chuyến thăm của ông Abe đến đền Yasukuni lại làm Trung Quốc và Hàn Quốc nổi giận, khiến 3 nước láng giềng vẫn chưa thể gặp gỡ cấp cao. Ông Abe luôn khẳng định việc tới thăm đền Yasukuni chỉ là để cam kết phản đối chiến tranh và cầu nguyện cho những người bỏ mạng vì đất nước.

Trong cuộc họp kín nói trên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đồng thuận rằng một cuộc chiến tranh với Nhật Bản là không cần thiết.

Hơn nữa, ngay cả về phía Nhật Bản, hãng tin Kyodo sau khi tham chiếu các nguồn tin từ Bắc Kinh cũng thừa nhận rằng Nhật Bản "chưa đủ nguồn lực để có thể nghênh chiến với Trung Quốc".

Ông Tập Cận Bình nêu rõ mục tiêu chính của Trung Quốc hiện nay là xây dựng một xã hội phồn vinh trong thời gian đến năm 2020. Để đạt được điều này, Trung Quốc cần tạo một môi trường xung quanh hòa bình và ổn định. Và trong vòng 5 - 10 năm tới, tại châu Á, Trung Quốc cần loại bỏ ngay từ trong trứng nước những mối đe dọa cản trở nước này đạt được "giấc mơ Trung Hoa" nói trên.

Đề cập các kế hoạch quân sự sâu rộng khác của Bắc Kinh, có thể thấy quốc gia này không chỉ tăng cường "khấy động" trên Biển Hoa Đông, mà còn cả ở các vùng biển khác xung quanh Trung Quốc. Cụ thể, truyền thông Trung Quốc cho biết họ vừa khởi công xây dựng tàu sân bay thứ hai, sau khi chiếc thứ nhất - "Liêu Ninh", mà Trung Quốc mua của Ukraine, tân trang xong hồi tháng 9/2012, được điều động tới Biển Đông bổ sung cho lực lượng Hải quân nước này, nhằm tăng cường năng lực tác chiến và đảm bảo ưu thế trên không và trên biển. Theo kế hoạch, đến năm 2020, Trung Quốc sẽ trang bị cho lực lượng Hải quân 6 con tàu như vậy.

Dù thế nào, đúng như nhận định trong một trả lời phỏng vấn báo Độc lập của ông Yakov Berger, chuyên gia nghiên cứu hàng đầu của Viện Viễn Đông trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đã lưu ý rằng: "Bắc Kinh sẵn sàng tiến sát bờ vực của cuộc xung đột, nhưng họ nhất quyết tránh đối đầu quân sự trực tiếp...".

"...Tăng cường áp lực lên Nhật Bản, và cố gắng hết sức chia rẽ Nhật Bản và Mỹ - cơ hội để đạt được điều này là có, bởi vì tại Mỹ vẫn có những người ủng hộ chủ nghĩa phân lập. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng đã nhận ra rằng Washington sẽ không từ bỏ cam kết bảo vệ đồng minh Nhật Bản của họ".

Và tốt hơn là Trung Quốc chớ nên "già néo đứt dây".

Theo Quế Anh (P/v TTXVN tại LB Nga)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm