1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Báo Nga: Ai Cập bán Mistral cho Nga với giá 1 USD?

Trang vg-news.ru của Nga ngày 9/10 cho biết, bất chấp Pháp hủy hợp đồng tàu Mistral với Nga nhưng Moskva vẫn nhận được cặp tàu này từ Ai Cập.

Thông tin này được trang vg-news.ru dẫn lại nguồn từ Kênh truyền hình SIS TV của Ai Cập cho biết, cặp tàu sân bay trực thăng thuộc lớp Mistral mang tên Sevastopol và Vladivostok do Pháp sản xuất cuối cùng vẫn quay về khách hàng ban đầu - đó là Nga.

Theo nguồn tin này, Ai Cập đã mua cặp tàu Mistral từ Pháp hồi cuối năm 2015, cặp tàu đã được Nga thanh toán đầy đủ cho nhà sản xuất Pháp. Ngay sau quyết định mua sắm trên, hàng loạt nghi ngờ về mục đích thực sự của Ai Cập đã được đặt ra. Đặc biệt là tại sao Ai Cập lại cần cặp tàu đổ bộ cỡ lớn như vậy ngay cả khi chúng không được trang bị vũ khí.

Pháp thử nghiệm tàu Mistral.
Pháp thử nghiệm tàu Mistral.

Tuy nhiên, mọi nghi ngờ trở nên khá rõ ràng khi SIS TV cho biết: "Thực chất thương vụ mua cặp tàu Mistral của Ai Cập do tỷ phú Nassef Onsi Sawiris tự bỏ tiền túi mua, sau đó ông này sẽ bán lại cho Nga với giá bất ngờ - chỉ với 1 USD. Thương vụ này đã được đích thân Tổng thống Abdul Fattah Khalil Al-Sisi thông qua", SIS TV cho biết đồng thời nhấn mạnh.

"Việc bán lại cặp tàu Mistral cho Nga là bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa Nga và Ai Cập, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng", theo SIS TV.

Ngay sau khi SIS TV phát sóng thông tin này, hàng loạt nghi vấn đặt ra rằng đây chỉ là kịch bản mà trong đó, Pháp đã cùng với Nga và Ai Cập là nhân vật chính đang tìm cách đối phó với những biện pháp trừng phạt từ phương Tây.

Tuy nhiên, đến nay, cả Pháp, Nga và Ai Cập vẫn chưa đưa ra phản ứng chính thức nào về những thông tin được Kênh truyền hình SIS TV của Ai Cập đăng tải. Dù chưa thể kiểm chứng về thông tin trên nhưng theo thông tin được hãng RT của Nga đăng tải hồi cuối tháng 9/2015 cho thấy, thông tin Ai Cập bán lại cặp tàu Mistral cho Nga không phải là không có cơ sở.

Hãng tin Nga cho biết, việc Ai Cập mua cặp tàu đổ bộ này của Pháp thực chất chỉ là chuyến hải trình đi đường vòng và cuối cùng vẫn về Nga, RT dẫn lại phân tích của nhà báo kỳ cựu của Pháp Jacques Martin viết trên tờ Boulevard Voltaire.

Ông Martin cho rằng, giả sử là Canada, một thành viên của NATO, họ sẽ giữ lại Mistral nhưng nếu người mua mới là một quốc gia đồng minh của Nga, rất có thể họ có khả năng sẽ bán lại các tàu cho Moscow với giá hời.

Nhà báo này nhận định, rất có khả năng Nga sẽ mua được 2 tàu Mistral này với mức giá còn thấp hơn như dự kiến trong hợp đồng ký với Pháp, nếu như trong tương lai gần Moscow vẫn chưa tự đóng các tàu tương tự.

Và cho đến thời điểm hiện tại, Nga vẫn chưa có bất cứ động thái nào cho thấy nước này khởi đóng tàu thay thế cho Mistral dù Moskva đã cho ra mắt khá nhiều thiết kế được cho là "khủng" hơn cả Mistral.

Clip quá trình Pháp đóng và thử nghiệm cặp tàu Mistral cho Nga (khi chưa hủy hợp đồng):

Theo Thùy Dung

Đất Việt