Báo in ở Đức trong cuộc cạnh tranh sinh tồn
Ngành báo in ở Đức hiện đang phải đối mặt với cuộc đấu tranh sinh tồn khi thông tin miễn phí từ báo mạng đang tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt, thị trường quảng cáo sụt giảm mạnh và độc giả trẻ tuổi hầu như không còn mua báo hàng ngày.
Cuộc thăm dò dư luận do báo "Nam Đức" (Sueddeutsche Zeitung) vừa công bố, cho biết chỉ có 4% thanh niên Đức dưới 20 tuổi có thói quen đọc báo mỗi ngày. Theo thống kê, báo in ở Đức trong thập niên qua đã mất đi 1/5 số lượng người đặt mua dài hạn.
Trong khi đó, cuộc suy thoái kinh tế hiện nay khiến doanh thu từ quảng cáo sụt giảm mạnh, ngân sách của các tờ báo trở nên eo hẹp hơn; phóng viên ít và số trang in giảm khiến một số tờ báo phải lược bớt nội dung và chất lượng bị giảm sút, dẫn tới tình trạng những độc giả thường xuyên rời bỏ tờ báo.
Cuối tháng 7 vừa qua, một số nhà in hàng đầu ở Đức như "Gruner & Jahr" và "Axel Springer" đã thông báo cắt giảm giờ làm của nhiều nhân viên, trong khi một số tạp chí như “Vanity Fair”, “Amica” và “Tomorrow” chọn giải pháp đóng cửa.
Tờ "Toàn cảnh Tây Đức" (Westdeutsche Allgemeine Zeitung), tờ báo lớn nhất ở Đức, cũng phải sa thải 250 nhân viên và đóng cửa 2 văn phòng địa phương. Tổng biên tập tờ "Thời báo tài chính" (Đức), ông Stefan Klusman còn dự báo rằng các tờ nhật báo sẽ bị I-phone "bức tử" chỉ trong vòng 5 - 10 năm tới.
Tuy nhiên, ông Bernd Ziesemer của tờ "Handelsblatt"- tờ báo chuyên viết về lĩnh vực kinh doanh ở Đức và hiện đã có trang web riêng, cho rằng dù đã xuất hiện nhiều loại hình báo chí khác, nhưng báo in vẫn còn hy vọng vì những trang web phổ biến nhất hiện nay chủ yếu dựa vào nguồn thông tin từ báo in, đài phát thanh.
Theo ông Ziesemer, vấn đề là phải tìm ra cách bổ sung nguồn thu nhập thông qua mạng internet để bù đắp những thua lỗ của tờ báo. Bên cạnh đó, để giữ danh tiếng, các tờ báo không được để mất "bản sắc" vốn có cũng như không được cắt giảm chi phí quá mức.
Trong khi đó, cuộc suy thoái kinh tế hiện nay khiến doanh thu từ quảng cáo sụt giảm mạnh, ngân sách của các tờ báo trở nên eo hẹp hơn; phóng viên ít và số trang in giảm khiến một số tờ báo phải lược bớt nội dung và chất lượng bị giảm sút, dẫn tới tình trạng những độc giả thường xuyên rời bỏ tờ báo.
Cuối tháng 7 vừa qua, một số nhà in hàng đầu ở Đức như "Gruner & Jahr" và "Axel Springer" đã thông báo cắt giảm giờ làm của nhiều nhân viên, trong khi một số tạp chí như “Vanity Fair”, “Amica” và “Tomorrow” chọn giải pháp đóng cửa.
Tờ "Toàn cảnh Tây Đức" (Westdeutsche Allgemeine Zeitung), tờ báo lớn nhất ở Đức, cũng phải sa thải 250 nhân viên và đóng cửa 2 văn phòng địa phương. Tổng biên tập tờ "Thời báo tài chính" (Đức), ông Stefan Klusman còn dự báo rằng các tờ nhật báo sẽ bị I-phone "bức tử" chỉ trong vòng 5 - 10 năm tới.
Tuy nhiên, ông Bernd Ziesemer của tờ "Handelsblatt"- tờ báo chuyên viết về lĩnh vực kinh doanh ở Đức và hiện đã có trang web riêng, cho rằng dù đã xuất hiện nhiều loại hình báo chí khác, nhưng báo in vẫn còn hy vọng vì những trang web phổ biến nhất hiện nay chủ yếu dựa vào nguồn thông tin từ báo in, đài phát thanh.
Theo ông Ziesemer, vấn đề là phải tìm ra cách bổ sung nguồn thu nhập thông qua mạng internet để bù đắp những thua lỗ của tờ báo. Bên cạnh đó, để giữ danh tiếng, các tờ báo không được để mất "bản sắc" vốn có cũng như không được cắt giảm chi phí quá mức.
Theo TTXVN/Vietnam+