1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Bài học từ châu Âu cho ngành báo chí Mỹ

Trong khi số lượng các tờ báo Mỹ đóng cửa ngày một nhiều, tờ báo Axel Springer của Đức công bố lợi nhuận cao nhất trong lịch sử 62 năm.

Bài học từ châu Âu cho ngành báo chí Mỹ - 1

Hướng đi riêng để tạo ra lợi nhuận
 
Tại trụ sở của Springer tại Berlin - Đức, người ta không bàn tán về chuyện làm sao để tồn tại qua thời kỳ suy thoái và cách mạng số như ở Mỹ. Thay vào đó, giám đốc điều hành của Springer cho biết, ông đang cân nhắc đến việc mở rộng hoạt động của báo và tiến hành một số vụ thâu tóm tại Đức, Đông Âu và có thể ở Mỹ.

Ông nói : “Tôi không tin vào sự kết thúc của thế giới, tôi không tin vào kết thúc bi thảm của ngành báo. Tôi nghĩ rằng cuộc khủng hoảng hiện nay cũng có mặt tích cực riêng. Số lượng đối thủ trên thị trường sẽ giảm bớt, tuy nhiên vị thế của kẻ mạnh sẽ vững hơn sau khủng hoảng.”

Nhận xét về ngành báo chí Mỹ, ông nói: “Người Mỹ đã tạo ra những công ty thống trị mạng Internet trên toàn cầu và những tờ báo của nước này phải cố gắng để thích nghi với công nghệ. Có lẽ bởi ở châu Âu không có những đỉnh cao công nghệ như Google, Amazon hay eBay, các tờ báo châu Âu vì thế có điều kiện để thay đổi theo cách tích cực hơn.”

Bao lâu nay thế giới vẫn coi báo chí Mỹ là tiêu chuẩn vàng về chất lượng. Thế nhưng ngày nay khi công việc kinh doanh của ngành báo nước này ngày một đi xuống, liệu chăng họ có thể học được điều gì đó từ ngành báo chí châu Âu?

Tại châu Âu, một số tờ báo, không chỉ là những báo về tài chính như Wall Street Journal đã tìm ra cách để kiếm được tiền từ độc giả, giảm sự phụ thuộc vào nguồn thu từ quảng cáo. Có những báo đã lập nên những website thu được lợi nhuận từ người dùng, điều này không nhiều báo Mỹ làm được.

Tại một số nước châu Âu, nhiều tờ báo hoạt động kém hơn so với tại Mỹ. Ví như tại Pháp, một số tờ báo tồn tại nhờ trợ cấp của nhà nước. Chính phủ Pháp gần đây cũng tiến hành biện pháp tương tự. Môi trường báo chí của Anh vốn thiếu tính cạnh tranh nay đang phải chứng kiến việc các tờ báo vật lộn để kiếm tiền và sự sụp đổ của nhiều tờ báo địa phương.

Tuy nhiên vẫn có một số dấu hiệu cho thấy ngành báo chí châu Âu đang phát triển. Số báo bán ra đang giảm tuy nhiên mức độ giảm không mạnh như tại Mỹ. Nhiều tờ báo không chịu ảnh hưởng quá mạnh bởi suy thoái kinh tế bởi họ thu được tiền hơn từ độc giả - người trung thành với các tờ báo hơn các công ty quảng cáo.

Ngành báo chí Mỹ có thể học được một số điều từ ngành báo chí châu Âu để ngăn vụ việc như The Rocky Mountain News và The Seattle Post-Intelligencer

Tại Schibsted, một báo giấy ở Oslo, hoạt động trực tuyến mang lại khoảng 1/4 doanh thu và phần lớn lợi nhuận.

Tờ báo làm ăn tốt nhất là VG Nett, một website liên minh với báo lá cải Verdens Gang. VG Nett có lợi nhuận biên khoảng 30% và tại Nauy, VG Nett đứng ngang hàng với Google như là hai website phổ biến nhất.

VG Nett, giống như phần lớn các website khác, thu được phần lớn lợi nhuận từ quảng cáo. Trang đã bắt đầu thu được tiền từ người dùng. Đây chính là điều mà nhiều tờ báo Mỹ đang cố gắng thực hiện bởi họ nhận ra rằng chi phí từ quảng cáo trực tuyến là không đủ để chi trả chi phí.

150 nghìn người chấp nhận trả 90USD/năm để tham gia vào câu lạc bộ giảm cân do website này tổ chức. VG Nett gần đây khai trương dịch vụ mới đó là tường thuật liên tục các trận soccer với chi phí mỗi người khoảng 100USD/năm. Ngoài ra một mạng xã hội khác liên kết với VG Nett cũng tính tiền người dùng khi họ bổ sung thông tin về hồ sơ.

Phục vụ tốt nhất cho người đọc

Ông Espen Egil Hansen, biên tập viên của VG Nett cho biết: “Những người làm truyền thông và biên tập hiểu rằng những bài báo hay là không đủ, một tờ báo tốt cần nhiều hơn thế.”

Ông Hansen cho biết một lý do khiến VG Nett thành công chính là hoạt động độc lập với Verdens Gang. VG Nett có đội ngũ biên tập và kinh doanh riêng. Đây là điều rất mới đối với nhiều báo Mỹ, họ thông thường muốn kết hợp đội ngũ kinh doanh trực tuyến và báo giấy.

Ông Hansen nhận xét ý tưởng kết hợp hai ban biên tập sẽ chỉ mang đến thảm hoạ. Khi bạn kết hợp phong cách truyền thông cũ với phong cách mới và không biết hướng đi của cái mới là đâu, phong cách truyền thông cũ sẽ vẫn thắng thế.

Ngành kinh doanh âm nhạc đã để mất khoảng 1/4 doanh số trong thập kỷ qua không phải là điển hình kinh doanh thành công. Tuy nhiên cùng với đống đổ nát do nạn ăn cắp bản quyền sản phẩm số, nhiều mô hình kinh doanh trong ngành âm nhạc đang phát triển - đặc biệt tại châu Âu.

Rất ít người châu Âu muốn trả tiền để nghe nhạc và sử dụng dịch vụ giống như iTunes của Apple. Và nay ngành này đang cố gắng mang đến cho khách hàng âm nhạc miễn phí bằng việc tính chi phí đó kết hợp vào tiền thuê bao băng thông rộng.

Báo giấy cũng gặp trở ngại tương tự, không tính đến những báo nổi tiếng như WSJ hay FT, không nhiều báo có đủ khả năng thuyết phục người dùng trả tiền cho nội dung trực tuyến của họ.

Hiện nay một số giám đốc điều hành những tờ báo lớn của Mỹ đang nói đến việc lập nên một hệ thống theo kiểu iTunes cho những tờ báo trực tuyến, người dùng sẽ trả một vài xu nhỏ vào một máy đo điện tử mỗi lần họ đọc một bài báo.

Một số chuyên gia nghi vấn nhiều về tác dụng của cách làm này.

Một mô hình phát triển được đánh giá hợp lý là tính phí truy cập một số trang tin thông qua nhà cung cấp dịch vụ Internet - giống như ngành công nghiệp âm nhạc đang tiến hành tại châu Âu. Người Mỹ cũng khá quen với mô hình kinh doanh này, bằng chứng hiện nay là hệ thống truyền hình cáp phát triển ngày một mạnh, một khoản phí hàng tháng giúp người dùng tiếp cận được với nhiều kênh khác nhau.

Để những mô hình trên thành công, các tờ báo nên hợp tác với nhau bởi chỉ khi độc giả có khả năng tiếp cận được với lượng nội dung phong phú từ nhiều tờ báo khác nhau, họ mới cảm thấy thoả mãn.

Cuộc cạnh tranh không cân sức với “người khổng lồ” Google

Một nhóm những tờ báo cho đến nay đã đề cập đến khả năng hợp tác với Google - website mà cho đến nay bị coi là đối thủ của các báo.

Hai năm trước, nhiều báo đã kết hợp trong tổ chức Copiepresse của Bỉ để kiện Google buộc Google đưa trang tin của họ ra khỏi dịch vụ Google News - dịch vụ tóm tắt tất cả các bài báo và dẫn link đến trang gốc. Họ cho rằng Google vi phạm luật bản quyền.

Đối với những người dùng Internet, việc ngăn không cho Google tiếp cận với nội dung tin của các báo thật lố bịch. Google mang đến cho những trang báo này lượng truy cập cần thiết để có thể bán quảng cáo. CEO của Google liên tục khẳng định rằng các tờ báo hưởng lợi từ việc hợp tác với Google.

Tuy nhiên nhiều báo thuộc Copiepresse cho rằng họ không hề được hưởng lợi Google News dù họ đã chấp thuận cho Google News dẫn đường link về báo của họ. Chỉ một số lượng nhỏ người dùng click vào link trực tiếp của trang gốc. 

Dù lượng truy cập có cao hơn chút, con số đó vẫn không đủ để họ kiếm nhiều tiền hơn. Hiện nay khi Google News bắt đầu bán quảng cáo trên trang, điều này càng thiếu công bằng hơn nữa.

Đại diện của Copiepresse cho biết tổ chức này đã kêu gọi nhiều báo khắp châu Âu ủng hộ cách làm của báo Thuỵ Điển.
 
Khi Google, trong tham vọng bành trường tại châu Âu, muốn mở rộng hệ thống Google News sang Đan Mạch, họ đã vấp phải sự phản đối. Cho đến nay, ở Đan Mạch vẫn không có Google News.

Đại diện của Copiepresse cho biết vấn đề lớn nhất đối với họ hiện nay là tài chính và họ không muốn để những người khổng lồ “bóp chết” họ.

Theo Ngọc Diệp
CafeF/Nytimes