1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Báo chí Nga vẫn bị ám ảnh bởi tai nạn tàu Kursk

Trong mấy ngày qua các báo và truyền hình Nga lo lắng theo dõi việc giải cứu tàu ngầm Priz, so sánh sự kiện này với thảm hoạ tàu ngầm hạt nhân Kursk cách đây 5 năm, và chỉ trích công tác cứu hộ của Hải quân Nga.

Dưới đây là bình luận của một số báo Nga về sự kiện tàu Priz:

 

Kommersant

 

"Cách thức tổ chức cứu hội hiện nay gợi nhớ lại tình hình đối với tàu Kursk. Chỉ cách đây 5 năm thôi, bộ tư lệnh hải quân đã không công khai công bố khi tai nạn xảy ra, và rồi cứ nói rằng trên tàu có đủ oxy và thực ăn, rồi là vẫn duy trì liên lạc ổn định với họ.

 

Bây giờ, chiến dịch giải cứu cũng chỉ bắt đầu một ngày sau khi tai nạn xảy ra. Trong cả hai sự kiện này, rõ ràng là hải quân đã không được chuẩn bị cho những chiến dịch như thế, thiết bị không ra gì và không đủ các chuyên gia.

 

Moskovski Komsomolets

 

"Tháng 8 là tháng đen tối với các hạn đội tàu ngầm của chúng ta. Tàu ngầm hạt nhân Kursk chìm ngày 12/8/2000 trong một đợt diễn tập. Một tàu ngầm lớp K-159 chìm đếm 29 ngày 30/8/2003. Và nay lại một tai nạn nữa.

 

Cũng như cách đây 5 năm, cả nước Nga nín thở theo dõi và trông đợi các thuỷ thủ được cứu thoát. Liệu tấn bi kịch có lặp lại không? Thời gian vẫn trôi đi, và viễn cảnh đáng mong đợi nhất là sự trợ giúp có thể đến kịp.

 

Trud

 

Vấn đề hiện nay là liệu Hạm đội Thái Bình Dương có đủ lực lượng và năng lực để tiến hành một chiến dịch giải cứu hay không, hay là thảm kịch như năm 2000 với tàu Kursk sẽ tái diễn. Hỡi ôi, chúng ta có những lý do để bi quan.

 

Krasnaya Zvezda

 

Báo này chạy dòng tiêu đề trên trang nhất: "Một trăm chín mươi mét hy vọng", ám chỉ độ sâu nơi con tàu bị mắc dưới đáy Thái Bình Dương.

 

Rossiyskaya Gazeta

 

Báo Nước Nga nhận xét một cách mỉa mai trong bài xã luận: "Dường như chiến dịch giải cứu càng lâu bao nhiêu, lượng ôxy trong tàu ngầm càng nhiều bấy nhiêu".

 

"Nhóm viết bình luận của chúng tôi hôm nay mất nửa ngày đi gõ từng cánh cửa của cục báo chí thông tin, xin danh sách tên của 7 thuỷ thủ trên tàu", một xã luận khác của báo này viết.

 

"Tất nhiên, việc giữ kín tên các thủy thủ là việc làm có ý nghĩa, nếu chúng ta quan tâm đến cảm giác của thân nhân và bạn bè của họ.

 

Nhưng nếu họ đã được thông báo rồi, thì còn che giấu làm gì nữa? ... Chúng tôi có một câu hỏi cho bộ Quốc phòng: Công khai tên của các thuỷ thủ thì có làm lộ bí mật quốc gia nào không?". 

 

Theo Vnexpress/BBC