1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

"Bãi tập" lý tưởng cho cường kích Nga rèn luyện

Mục tiêu đánh IS của Nga công khai, rõ ràng. Suốt từ tháng 9/2015 tới tháng 4/2016, không quân Nga đã oanh kích rất hiệu quả tại chiến trường nóng bỏng này.

Trực thăng tấn công Mi-24
Trực thăng tấn công Mi-24

Mục tiêu đặt ra theo từng thành phố, làng mạc, đập nước, tuyến đường Nga đã đạt được, với sự tham chiến của bộ binh và lực lượng đặc biệt Sirya.

Chưa thấy ở đâu các chủng loại máy bay cường kích của Nga lại có nơi thực binh ”sinh động” và hiệu quả như ở Sirya. Trước khi “rút “ một phần lực lượng không quân vào tháng 3/2016, số lượng chiến đấu cơ Nga mang sang Syria lên tới hơn 50 chiếc tiêm kích bom, dòng Sukhoi, cùng 7 máy bay trực thăng tấn công Mi-24.

Số liệu này cũng tương đương với thông tin tình báo phương Tây: Nga đã triển khai 34 máy bay quân sự, bao gồm 18 máy bay ném bom tiền tuyến (12 chiếc Su-24, 6 chiếc Su-34); 12 máy bay cường kích, tấn công mặt đất Su-25 và 4 máy bay tiêm kích Su-30SM.

Trang Sputniknews ngày 15/10 cho biết, Nga hiện đang triển khai ở Syria xấp xỉ 30 chiếc Su-24M, 12 máy bay cường kích, tấn công mặt đất Su-25, 4 máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 và số lượng không xác định các tiêm kích đa năng Su-30SM (theo ảnh vệ tinh thì ít nhất là 4 chiếc).

Máy bay ném bom Su-34.
Máy bay ném bom Su-34.

Nhưng qua việc Nga đã hình thành các trung đoàn không quân hỗn hợp, gồm 2 phi đội máy bay tấn công mặt đất Su-25, một vài phi đội máy bay ném bom tiền tuyến (Su-24, Su-34) và 1 đến 2 phi đội không quân tiêm kích (Su-30SM và các máy bay khác) làm nhiệm vụ phòng không, bảo vệ cường kích, Nga đã bắt đầu tăng mật độ các phi vụ xuất kích cùng với sự gia tăng của chiến đấu cơ. Có ngày các máy bay Nga đã tiến hành tới gần 100 phi vụ xuất kích.

Như thế, các chuyên gia quân sự dự đoán, Nga sẽ phải điều động tới gần 100 chiến đấu cơ đến Syria, con số máy bay thực tế không có ai kiểm chứng.

Tiêm kích Su-30SM của Nga.
Tiêm kích Su-30SM của Nga.

Nếu tính đến thực tế là mỗi máy bay xuất kích 3 phi vụ/ngày cùng với một số lượng nhất định làm nhiệm vụ dự bị chiến lược thì rõ ràng là số lượng chiến đấu cơ Nga hiện diện ở Syria phù hợp với thông tin truyền thông đưa ra.

Sau chiến tranh ngắn ngày tháng 8/2008 ở Gruzia, những tưởng dòng máy bay Su-24 của Nga đã lỗi thời. Nhưng người Nga đã nhận ra điểm yếu của đội hình Su-24 là chúng không được che phủ bằng màn nhiễu. Còn độ bền vững, đánh dài ngày của Su-24, Su-25 thì qua 6 tháng ở Sirya đã khiến chính Mỹ và NATO ngạc nhiên.

Nhưng tác chiến ở Sirya, phía IS không có khả năng chế áp không quân bằng tác chiến điện tử, do đó các phi vụ ném bom của Nga trở nên hiệu quả, do nhiều nguyên nhân. Trong đó có thiết bị tính toán ném bom chính xác, có tên SVP-24 được cho là có thể tự tính toán vị trí, thời điểm giải phóng quả bom trúng mục tiêu, phi công chỉ cần tập trung đối phó với các mối đe dọa khác (như nhiều bài đã phân tích).

Ngay từ đầu cuộc chiến, Nga đã tấn công chính xác IS, phá hệ thống phòng không 9K33 OSA của IS sớm trừ họa (độ cao bắn của 9K33 OSA gần 10.000 mét). Nga lại được tình báo mặt đất, tình báo vệ tinh, các nhóm điệp báo của nhiều lực lượng, trong đó có tình báo Sirya, Iraq và cả lực lượng người Kurd thông báo, chỉ điểm.

Nói gì thì nói, trong giai đoạn đầu, Su-24, Su-25, Su-34 và Su-30SM đã gặt hái được rất nhiều chiến quả. Trong đó đội ngũ phi công cường kích, các sĩ quan dẫn đường tấn công của không quân Nga đã huấn luyện trong thực chiến đạt kết quả khó tính bằng tiền. Những người làm công tác huấn luyện không quân hiểu rõ 1 giờ bay, thực hiện một khoa mục có bắn đạn thật tốn kém như thế nào.

Riêng máy bay Su-34 của Nga, sau một vài phi vụ năm 2008 ở Gruzia, thì đây là lần đầu Su-34 “tả xung hữu đột” tại chiến trường, với thiết bị gây nhiễu chiến thuật đa chức năng Khibiny-10B và nhiều tấn vũ khí hàng không như bom - tên lửa giáng xuống quân khủng bố.

Moscow còn triển khai ở sân bay Latakia khoảng 20 máy bay trực thăng vận tải và trực thăng tấn công. Không quân Nga đã tập kích bằng trực thăng vũ trang Mi-24 tấn công IS với chiến thuật bay sát ngọn cây và phóng tên lửa, rocket, bắn súng máy… phá huỷ boongke kiên cố của quân IS, như ở Tell-Bissau và Tell-Maal.

Mi-24 bọc giáp tốt, được gọi là "xe tăng bay", tốc độ bay tối đa 368 km/giờ, bay cao 6 km, bán kính tác chiến 450 km. Nó mang đến 2,5 tấn vũ khí, hơn 1 chiếc xe tăng T-72 (chỉ mang 1 tấn đạn). Vũ khí Mi-24 gồm các ống phóng rocket 30 mm, súng máy 12,7 mm, tên lửa chống tăng Sturm-V, Attack-M, Hermes-A; tên lửa không đối không Igla, và có thể mang đến 500 kg bom. Đây là loại trực thăng duy nhất trên thế giới có thể ném bom. (Năm 1987, CIA từng tổ chức phi vụ câu trộm một chiếc Mi-24 của Libya tại Chad để nghiên cứu).

Một chiếc Sukhoi Su-24 cất cánh từ căn cứ không quân Hmeymim.
Một chiếc Sukhoi Su-24 cất cánh từ căn cứ không quân Hmeymim.

Sau 6 tháng hoạt động tích cực ở Syria, các phi đội Su-24, Su-25 đã đến thời hạn duy tu, bảo dưỡng. Ngay sau khi Nga tuyên bố rút quân, giữa tháng 3/2016, Nga để lại máy bay chiến đấu Su-30 và Su-35, nhưng triển khai thêm ít nhất 4 trực thăng tấn công Mi-28 và Ka-52. Các phi đội Su-24, Su-25 gần như rút hết về nước.

Đến hết tháng 3, số trực thăng tấn công của Nga hiện diện tại căn cứ không quân Syria đã tăng từ 4 lên 14 chiếc, đặt ở căn cứ Al-Shayrat và Al-Shayrat.

Trực thăng tấn công của Nga Mi-28 và Ka-52 được trang bị hệ thống “hoả châu” và cảm biến chủ động phòng thủ trên không “President-S”. Hệ thống này giúp máy bay “miễn nhiễm” với tất cả những hệ thống tên lửa phòng không vác vai MANPAD.

Trực thăng tấn công Ka-52
Trực thăng tấn công Ka-52

President-S đã chứng minh ưu điểm nổi trội tại chiến trường Syria. Hơn nữa tới lúc này, quân khủng bố IS đã tác chiến xen kẽ, quy mô nhỏ, lẻ. Các mục tiêu như kho tàng, xưởng vũ khí, đoàn xe… đã không còn, Nga chú trọng, tăng cường săn lùng vị trí của các nhóm khủng bố trên khắp Syria, đánh vào các mục tiêu quan trọng bao gồm trận địa, vị trí trú ẩn, những điểm hội quân.

Bây giờ cũng là lúc các trực thăng đời sau Mi-28, Ka-52 của Nga thử thách trên thực chiến. Mi-28N là phiên bản tác chiến ngày/đêm của dòng Mi-28, được trang bị thêm radar sóng mm cùng các khí tài trinh sát ban đêm hiện đại. Nó vừa được thay mới động cơ mạnh mẽ hơn. Trực thăng nga thoả sức thử các tên lửa mới, trong số 16 tên lửa chống tăng Ataka-V, 40 đạn rocket S-8. Khi cần, nó còn có khả năng mang tối đa 8 tên lửa không đối không Igla-V và R-73. Không loại trừ Mi-28, Ka-52 thử nghiệm các phương tiện gây nhiễu, chế áp nhiễu trên trực thăng, Nga lặng lẽ “làm mà không nói”.

Nhìn lại cuộc chiến tranh Afghanistan (1978–1992), Nga đã rút ra nhiều bài học máu xương. Còn nhớ trong vòng hai tuần, tổng cộng năm sư đoàn Liên Xô đã tới Afghanistan. Trong đó có Sư đoàn không vận 105, đóng tại Kabul. 12 năm, Nga mất 118 máy bay phản lực, 333 trực thăng, trong đó tỷ lệ trực thăng bị tên lửa Stingger của phiến quân bắn khá cao.

Trực thăng tấn công của Nga là Mi-24, Mi-28, Ka-52 sau mấy thập kỷ, nay có “những chiếc ô” của lực lượng tác chiến điện tử Nga, cùng các thiết bị “hoả châu”, cảm biến chủ động phòng thủ trên không “President-S”, hiện chúng đang rất cần được khẳng định và “rèn luyện” tại thực địa, có đối kháng của quân IS, trong cự ly 200 đến 300 km. Thời cơ lớn đó chính là lúc này.

Một vấn đề khác là đội ngũ phi công từng “qua lửa” ở Afghanistan, nay đã thôi bay. Thực tế chiến trường tại Aleppo, Idlib, Hama, Deir Ezzo của Sirya đang là cơ hội vàng cho lứa phi công 8X và 9X của Nga rèn trong lửa.

Theo

PetroTimes